xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nghiệp ô tô: Nuôi lớn bằng thuế?

PHƯƠNG NHUNG

Ngành công nghiệp ô tô theo chiến lược mới vẫn đang gặp những vướng mắc cũ từ nhiều năm qua

Tại hội nghị công bố “Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2035” được Bộ Công Thương tổ chức sáng 26-8, các đại biểu vẫn băn khoăn về khả năng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, đồng thời đề xuất tiếp tục có chính sách thuế, tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước.

Tiêu chí chưa rõ ràng

Dẫn chứng kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Hàn Quốc, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải, cho biết các hãng xe như Kia, Hyundai… đều có xe trước khi có công nghiệp phụ trợ. Hình thức phát triển của họ là bắt đầu từ liên doanh liên kết giữa nhà sản xuất chính với doanh nghiệp (DN) sản xuất linh kiện để tạo ra sản phẩm, hãng xe rồi hình thành ngành công nghiệp phụ trợ.

Các doanh nghiệp cho rằng nhà nước cần tiếp tục có chính sách thuế, tín dụng để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ô tô trong nước Ảnh: Tấn Thạnh
Các doanh nghiệp cho rằng nhà nước cần tiếp tục có chính sách thuế, tín dụng để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ô tô trong nước Ảnh: Tấn Thạnh

Đối với Việt Nam, để phát triển công nghiệp phụ trợ, có thể theo 2 hướng. Thứ nhất, nhà sản xuất ô tô nắm công nghệ, mạnh dạn đàm phán, hỗ trợ các DN vừa và nhỏ, chia sẻ lợi ích với họ để phát triển sản xuất phụ tùng. Thứ hai, nếu không tự phát triển phụ tùng thì phải đàm phán với nhà sản xuất nước ngoài nhằm chia sẻ lợi nhuận để họ chuyển giao công nghệ thì mới phát triển được ngành công nghiệp ô tô. “Phải liên doanh, chia sẻ về tài chính và công nghệ, còn không, để DN nước ngoài vào mở nhà máy sản xuất thì chỉ có lợi về nhân công, thuê đất” - ông Dương cảnh báo.

Liên quan đến chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, ông Dương Đình Giám - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương - cho biết chiến lược áp dụng mức trần thuế nhập khẩu với các linh kiện trong nước đã sản xuất bảo đảm đủ chất lượng, số lượng. Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty CP Cơ khí 19-8, tỏ ra băn khoăn vì quy định trên chưa rõ ràng. “Cần có tiêu chí cụ thể, thế nào là bảo đảm chất lượng, số lượng để DN biết mà đầu tư. Chỉ 1 linh kiện ô tô đã có nhiều tiêu chí khác nhau nên khi tham gia lắp ráp với các công ty đã quen thì dễ, còn với đối tác mới nếu họ cho rằng DN làm chưa bảo đảm thì chúng tôi không có căn cứ nào để “cãi” lại” - ông Tuấn Anh nói.

Mỗi bộ, ngành có một ý kiến khác nhau

Ông Dương Đình Giám cho biết sẽ thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo đúng cam kết, tức là năm 2018, thuế suất giảm về 0%. Trong đó sẽ điều chỉnh thuế, phí theo hướng tạo điều kiện phát triển công nghiệp ô tô, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đồng bộ với phát triển hạ tầng.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh thuế, phí không được áp dụng tràn lan. Cụ thể, điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt về mức thấp nhất đối với xe 16-24 chỗ, xe vừa chở người vừa chở hàng hóa phục vụ nông nghiệp, nông thôn; áp dụng thuế suất ưu đãi đối với xe thân thiện môi trường; áp dụng thuế suất cao đối với xe chở người đến 9 chỗ, có dung tích động cơ trên 3.0L...

Theo ông Trần Bá Dương, DN Việt Nam đang rất khó khăn khi chưa kịp lớn đã phải hội nhập nên để tạo điều kiện phát triển thì định hướng quan trọng nhất là thuế. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN cần được đưa vào định hướng để nhà sản xuất yên tâm. Mặt khác, cần có chính sách ưu tiên phù hợp với thông lệ quốc tế và phải có hàng rào kỹ thuật phù hợp để giữ được sản xuất trong nước. “Phải có ngay lộ trình giảm thuế tiêu thụ đặc biệt các sản phẩm đã đề ra, nếu không làm nhanh, không quyết liệt thì nhà sản xuất sẽ không đầu tư” - ông Dương quyết liệt.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), cho rằng chính sách đối với ngành ô tô hiện nay chưa đồng nhất, mỗi bộ, ngành một ý kiến khác nhau. “Bộ Công Thương muốn có công nghiệp ô tô nhưng nói đến giảm thuế thì Bộ Tài chính không đồng ý. Chính sách trong sản xuất và tín dụng cũng chưa đồng bộ. Các ngân hàng thương mại chủ yếu cho vay vốn ngắn hạn, làm ô tô mà vay vốn từ 1-3 năm thì không làm được” - ông Huyên chỉ ra và cho rằng chính sách như hiện nay rất khó thu hút DN vào làm công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp ô tô vẫn chỉ... trên giấy.

Xem xét cơ hội cho dòng xe khác

Ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô TMT, cho rằng chính sách phát triển cần có điểm đột phá, nếu không sẽ rất khó cho ngành ô tô trong nước. “Cùng sản xuất xe 4-7 chỗ nhưng các nước tỉ lệ nội địa hóa đã đạt 40%-70%, Việt Nam mới chỉ có 10%; đến nay họ đã khấu hao máy móc xong, khi tràn vào nước ta với thuế suất 0% thì sản phẩm trong nước khó cạnh tranh, khó xuất khẩu. Nên xem xét xem có cơ hội cho dòng xe khác không chứ đương đầu với sản phẩm nước ngoài thì khó cạnh tranh và khó thành công” - ông Hữu đề xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo