xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu QH truy trách nhiệm để dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chậm tiến độ, đội vốn "khủng"

Văn Duẩn - Minh Chiến

(NLĐO)- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khi trả lời chất vấn sáng nay 5-6 cho biết tổng thầu Trung Quốc trong dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông do phía Trung Quốc chỉ định vì ràng buộc trong hiệp định vay vốn

Đại biểu QH truy trách nhiệm để dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chậm tiến độ, đội vốn khủng - Ảnh 1.

ĐB Nguyễn Minh Đức (TP HCM) chất vấn về trách nhiệm cá nhân khi để dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn khủng

Sáng nay 5-6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể là thành viên Chính phủ thứ ba trả lời chất vấn trước Quốc hội (QH). 

Vấn đề đội vốn các công trình giao thông, nhất là dự án đường sắt đô thị, xử lý trách nhiệm cá nhân để xảy ra tình trạng này được đại biểu (ĐB) QH rất quan tâm.

Trả lời chất vấn của ĐB Nguyễn Minh Đức (TP HCM) và ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) về truy trách nhiệm các cá nhân khi để dự án Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đội vốn "khủng", bộ trưởng GTVT cho biết dự án này thực hiện theo hiệp định vay vốn giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó tổng thầu do bên vay vốn là Trung Quốc chỉ định.

Đại biểu QH truy trách nhiệm để dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chậm tiến độ, đội vốn khủng - Ảnh 2.

Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông gây nhiều bức xúc trong dư luận - Ảnh: Ngô Nhung

Theo ông Nguyễn Văn Thể, quá trình triển khai dự án, tổng thầu Trung Quốc có kinh nghiệm xây dựng đường sắt tốt, nhưng vận hành đường sắt thì thiếu kinh nghiệm, vì thi công và vận hành tàu đường sắt đô thị là 2 việc khác nhau. Và Bộ GTVT đã làm việc với các đơn vị liên quan của Trung Quốc nhiều lần để cải thiện tình hình, cố gắng đưa dự án sớm đi vào vận hành.

Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết hiện dự án đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, còn 1% là một số hạng mục nhỏ và tổng thầu đang triển khai công tác chứng minh an toàn hệ thống.

"Bộ GTVT đã thuê một số tư vấn nước ngoài, trong đó tư vấn Pháp đứng đầu để đánh giá an toàn hệ thống. Nếu tổng thầu cung cấp thông tin không chuẩn thì tư vấn sẽ không thông qua phương án an toàn hệ thống"- ông Thể nói.

Lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định đang cùng tổng thầu, đơn vị liên quan cố gắng kết thúc 1% phần việc còn lại của dự án, trong đó có việc chứng nhận tất cả thiết bị bảo đảm an toàn hệ thống; khi đó mới có thể vận hành thương mại tuyến đường sắt này.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD (gần 8.800 tỉ đồng). Năm 2016, dự án được phê duyệt điều chỉnh với tổng mức đầu tư 868 triệu USD (18.000 tỉ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Quy mô xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên cao với chiều dài 13,05 km, bao gồm 12 ga và 1 depot từ Cát Linh đến bến xe Yên Nghĩa, Hà Đông.

Dự án khởi công vào tháng 10-2011 với mục tiêu hoàn thành vào tháng 6-2014 và đưa vào khai thác 1 năm sau (năm 2015). Tuy nhiên, sau đó dự án lùi tiến độ vận hành đến tháng 6-2016, rồi tiếp tục lùi đến cuối năm 2016, cuối quý II/2017.

Sau khi được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 868 triệu USD (18.000 tỉ đồng), dự án lùi đến tháng 10-1017, và lại tiếp tục lùi đến tháng 2-2018 rồi cuối năm 2018.

Tháng 9-2018, dự án chạy thử nghiệm và lại lùi thời gian vận hành đến tháng 4-2019. Dịp 30-4-2019, dự án tiếp tục lỡ hẹn, lùi đến quý II/2019. Tính ra, đến nay, dự án đã chậm tiến độ tới 4 năm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo