xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điều tra nạn “cá lớn nuốt cá bé” trong du lịch

Theo Lê Nam (Tuổi Trẻ)

Nhiều công ty lữ hành quốc tế cho rằng nếu không sớm có biện pháp ngăn chặn những doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để chèn ép đối thủ, không chỉ các doanh nghiệp cùng ngành bị ảnh hưởng mà du khách cũng phải chịu thiệt thòi.

Do đó, quyết định điều tra về vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống trị thống lĩnh thị trường (điều 13 Luật cạnh tranh) của Cục Cạnh tranh (Bộ Thương mại) đối với Công ty TNHH sản xuất - thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Ánh Dương (Công ty Ánh Dương) đã được nhiều hãng lữ hành ủng hộ.

Du khách Nga trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Nha Trang - Ảnh: Tiến Thành
Du khách Nga trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Nha Trang - Ảnh: Tiến Thành

Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra

Ông Vũ Thế Bình (phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam):

Khách du lịch cũng bị thiệt hại

Du lịch là sản phẩm mang tính xã hội hóa rất cao vì huy động nhiều nguồn lực của xã hội với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo ra giá cả dịch vụ thật mềm.

Vì vậy các hành vi lợi dụng vị thế thống trị, độc quyền, loại bỏ cạnh tranh, ép giá trong kinh doanh du lịch là điều mà Hiệp hội Du lịch Việt Nam không ủng hộ.

Khách hàng, những người sử dụng dịch vụ, sản phẩm du lịch sẽ không có cơ hội hưởng thụ một sản phẩm thật sự tốt, giá cả hợp lý khi mua các sản phẩm của công ty lữ hành độc quyền, thống trị thị trường.

Do đã ký hợp đồng độc quyền với Ánh Dương, các khách sạn, resort này không nhận đơn đặt phòng của bất cứ công ty du lịch nào khác ngoài Ánh Dương cho dù còn phòng trống. Các khách sạn chỉ được nhận xác nhận các booking (đặt chỗ) cho du khách Nga, Ukraine và các nước trong khối CIS (Liên Xô cũ) bay bằng chuyến bay thuê nguyên chuyến đến Cam Ranh của Công ty Ánh Dương (ngoại trừ các đặt phòng trực tuyến). “Dù Công ty ABTours đưa khách đến và trả giá bằng thậm chí cao hơn giá của Ánh Dương nhưng các khách sạn, resort này cũng không bán phòng” - ông Lương bức xúc.

Tổng giám đốc một khách sạn 4 sao tại Hội An, Quảng Nam từng ký hợp đồng cung cấp phòng cho Công ty Ánh Dương cho biết giá phòng bán cho công ty này không cao hơn giá bán cho các đoàn khách nội địa nhưng được cái là “có tiền tươi”. Dù có nhiều thời điểm khách sạn này thừa phòng nhưng vẫn từ chối khi các công ty lữ hành khác muốn mua lại phòng cho khách do sợ bị phạt. “Ngay cả khi phòng trống nhiều, tôi cũng muốn bán cho các công ty khác nhưng hợp đồng đã quy định nên không dám nhận thêm vì sợ họ rút luôn không đem khách đến nữa” - vị này thừa nhận.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Andrey Smirnov - ủy viên HĐTV Công ty Ánh Dương - cho biết có biết vụ kiện này và đang hợp tác với Cục Cạnh tranh trong quá trình điều tra. “Công ty ABTours hiểu sai về hoạt động của chúng tôi, chúng tôi không sử dụng vị thế độc quyền, vị trí thống trị thống lĩnh thị trường để chèn ép ABTour cũng như các công ty khác. Chúng tôi có đủ bằng chứng, dữ liệu để phản bác khiếu kiện của ABTours” - ông Andrey Smirnov khẳng định.

Hệ lụy lớn

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Hữu Lộc - chủ tịch thành viên Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist (STS) - cũng khẳng định các đối tác của STS tại Nga cho biết đã gặp rất nhiều khó khăn khi giới thiệu tour đến Việt Nam ở thị trường này, do Pegas Touristik (Thổ Nhĩ Kỳ) mà Ánh Dương là đại diện phía Việt Nam có giá bán tour rất thấp. “Đối tác của chúng tôi cũng không biết làm thế nào mà Pegas có thể chào giá thấp đến như vậy” - ông Lộc bức xúc.

Theo ông Lộc, việc đặt mua độc quyền với số lượng lớn các phòng khách sạn, resort của Công ty Ánh Dương gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của STS cũng như các công ty lữ hành quốc tế khác, bởi không chủ động được phòng sẽ không thể làm sản phẩm để bán tour cho khách, nhất là vào mùa cao điểm.

Tổng giám đốc một công ty lữ hành quốc tế lớn tại TP HCM cho rằng hành vi của Công ty Ánh Dương không những triệt tiêu động lực cạnh tranh một cách công bằng giữa các công ty du lịch, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của du khách. Nhiều du khách buộc phải trả tiền cao hơn để mua tour do các công ty du lịch khác không tìm được phòng. “Thực tế cho thấy khi Ánh Dương chuyển khách Nga đến Nha Trang, Phan Rang và Phú Quốc, nhiều nhà hàng, khách sạn và resort tại Phan Thiết trở nên vắng khách, doanh thu tụt giảm, chưa kể khả năng thu hồi vốn đã đổ ra đầu tư, nâng cấp hạ tầng trước đó cũng khó khăn hơn” - vị này bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Công ty Lửa Việt Tours, cho rằng thị trường kinh doanh lữ hành nội địa đã bắt đầu manh nha xuất hiện những kiểu giành thị trường, thị phần theo kiểu của Công ty Ánh Dương nên quyết định của Cục Cạnh tranh là rất kịp thời. “Với việc độc quyền trong cung cấp phòng khách sạn, Công ty Ánh Dương hoàn toàn có thể định giá bán tour thấp hơn giá thị trường để loại các đối thủ. Khi không còn đối thủ, họ sẽ tự định đoạt giá bán cho khách và nâng giá bán lên mà không có ai kiểm soát, khống chế vì không còn công ty cạnh tranh” - ông Mỹ khẳng định.

Chiếm thị phần lớn

Thông tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết trong bốn tháng đầu năm 2014, Tập đoàn Pegas Touristik đã đưa 81.000 lượt khách Nga đến Việt Nam, chiếm 52,2% lượng khách Nga đến Việt Nam cùng thời điểm (155.092 lượt khách Nga).

Năm 2013, Việt Nam đón được 298.126 lượt khách Nga, trong đó khách do Tập đoàn Pegas đưa đến chiếm 53,3%, với 159.000 lượt khách Nga. Trước đó, năm 2012, tập đoàn này cũng trực tiếp đưa 82.000 lượt khách Nga đến Việt Nam, chiếm 47%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo