xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp ngại “lớn” vì sợ thanh tra

PHƯƠNG NHUNG

Các doanh nghiệp có quy mô doanh thu càng lớn thì xu hướng bị thanh tra, kiểm tra thuế càng cao và nguyên nhân có thể do áp lực thu của địa phương

Sáng 11-8, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức công bố báo cáo “Đánh giá cải cách thủ tục hành chính thuế: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN) năm 2014”. Cuộc khảo sát lấy ý kiến từ 2.542 DN, tỉ lệ phản hồi điều tra trên mẫu gửi đi là 27%.

32% DN phải “bôi trơn” cán bộ thuế

Kết quả khảo sát cho thấy chỉ số đánh giá sự hài lòng của DN đối với cải cách thủ tục hành chính thuế năm 2014 đạt 71% hay 7/10 điểm. 92% DN cho biết pháp luật thuế có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm chưa hài lòng khi cứ 10 DN thì có tới 7 DN cho biết từng gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin về chính sách, pháp luật thuế.

70% doanh nghiệp cho biết từng gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin về chính sách, pháp luật thuế
 Ảnh: HÀ PHƯƠNG
70% doanh nghiệp cho biết từng gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin về chính sách, pháp luật thuế Ảnh: HÀ PHƯƠNG

Đặc biệt, 32% DN cho biết phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thuế. Khoảng 40% DN e ngại bị phân biệt đối xử nếu không chi trả các chi phí này. Về công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, 26% DN cho rằng nội dung thanh tra, kiểm tra trùng lặp.

Đáng lưu ý, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, có 52% DN tham gia khảo sát cho biết phải tiếp đoàn thanh tra, kiểm tra thuế trong năm 2014. Các DN có quy mô doanh thu càng lớn thì xu hướng bị thanh tra, kiểm tra thuế càng cao và nguyên nhân có thể do áp lực thu của địa phương. “Đây có thể là rào cản để DN ngại lớn hơn” - ông Tuấn nhìn nhận.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng dường như cơ quan thuế đang thanh tra, kiểm tra một cách chủ quan với tư duy DN hoạt động nhiều thì khả năng sai nhiều và tăng thu nhiều. “Năm 2015, cơ quan thuế phải chuyển sang xây dựng thể chế chính sách quản lý rủi ro đối với DN, không thể thanh tra, kiểm tra theo cảm tính mà tất cả phải theo luật” - ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Dịch vụ hóa ngành thuế

Đánh giá cao những cải cách về thủ tục hành chính trong ngành thuế nhưng ông Trương Đình Vấn, Phó Giám đốc Công ty dệt may Châu Giang (tỉnh Hà Nam), vẫn cho rằng cải thiện về con số thời gian là chưa đủ mà phải làm sao giảm căng thẳng cho DN. Chia sẻ thêm về câu chuyện bị “bất ngờ” thông báo nợ thuế, ông Vấn kể: “Năm 2012, công ty nhập khẩu máy móc để sản xuất. Năm 2014, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán ngân sách của tỉnh và phát hiện công ty chúng tôi chưa thực hiện thuế nhập khẩu lô hàng này.

Sau đó, Cục Thuế tỉnh Hà Nam có quyết định thanh tra thuế đối với công ty kể từ khi thành lập là năm 2000 đến 2013 và công bố chúng tôi chưa thực hiện nghĩa vụ với một loạt thuế nhập khẩu thời điểm này, trong khi các sắc thuế khác thì thực hiện tốt. Như vậy, chúng tôi không sai phạm lần đầu mà cả quá trình rồi nhưng không biết và không được nhắc nhở” - ông Vấn bức xúc và kết luận: “Một trong những yếu kém của ngành thuế hiện nay là chưa đồng hành với DN. Cơ quan thuế chỉ đóng vai trò thu thuế chứ chưa giúp đỡ để DN thực hiện nghĩa vụ thuế”.

Ông Đậu Anh Tuấn cho biết trong cuộc điều tra nói trên, DN phản ánh hệ thống thông tin ngành thuế có thay đổi tốt nhưng vẫn tồn tại nhiều lỗi khi bêu tên DN nợ thuế nhầm khiến nhiều đơn vị thiệt hại nặng. “DN bị bêu tên oan thì ngành thuế phải xin lỗi và nếu gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm sòng phẳng” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tuấn, báo cáo lần này đã thể hiện thông điệp chính là cơ quan thuế không chỉ đóng vai trò cưỡng chế, xử phạt mà cần đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn DN. “Về mặt bền vững, thời gian tới, chúng tôi cho rằng ngành thuế cần phát triển hệ thống đại lý thuế, cơ quan thuế trung gian để hướng tới dịch vụ hóa. Họ có nghiệp vụ, kỹ năng, thông tin thì sẽ hỗ trợ tốt cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụ” - ông Đậu Anh Tuấn đề nghị.

“2 x 5 = 11”

Tổng giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ở TP HCM cho rằng khoảng 30% DN phải “bôi trơn” cán bộ thuế là tỉ lệ quá khiêm tốn. Bởi lẽ, hầu hết các DN đều phải “chiều lòng” cơ quan thuế và không muốn nói ra.

Chủ một công ty thức ăn gia súc ở TP HCM cho biết chuyện DN “bôi trơn” cán bộ thuế diễn ra hằng tháng, đến hẹn lại lên. Thế nhưng, đây là chuyện nhỏ bởi chỉ mang ý nghĩa “xăng xe” cho người thi hành công vụ. Vấn đề lớn hơn là tình trạng ăn chia với cán bộ thuế. DN tự tìm hiểu pháp luật về thuế và tự kê khai nhưng cán bộ thuế bảo sai, buộc xuất toán các chi phí. “Khi thanh tra, kiểm tra DN, cán bộ thuế còn quyết định 2 đồng nhân với 5 đồng không phải bằng 10 đồng mà bằng 11, DN phải chấp nhận cho qua việc. Thế là khoản chênh lệch 1 đồng được chia 50-50” - người này lý giải. Th.Thơ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo