xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp trông đợi vào sự đột phá

SƠN NHUNG - THÁI PHƯƠNG

Các yếu tố quan trọng hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cải cách tư pháp đồng hành với cải cách thủ tục hành chính và giảm tối đa mọi chi phí…

Tại hội thảo Kịch bản kinh tế Việt Nam 2017, tổ chức ở TP HCM ngày 9-3, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cho rằng tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy. Hàng loạt chính sách mang tầm chiến lược của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, có thể phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế mới.

Nhiều cơ hội duy trì mức tăng trưởng cao

PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận xét Việt Nam là nền kinh tế mở, xuất nhập khẩu rất cao nên những biến động về giá cả hàng hóa thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ, nhất là tỉ giá. Bên cạnh đó, vấn đề nhiễm hạn, mặn vẫn là yếu tố phải tiếp tục lưu ý bởi nó sẽ tác động đến toàn bộ cơ cấu sản xuất của toàn vùng. Nếu không kiểm soát được mà để người dân rời bỏ làng quê thì sẽ tác động rất lớn. Chưa kể những nút thắt vĩ mô chưa giải quyết được triệt để từ nợ xấu, lãi suất, tỉ giá cũng là vấn đề rất đau đầu…


Sản xuất cao su kỹ thuật cao xuất khẩu tại TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh

Sản xuất cao su kỹ thuật cao xuất khẩu tại TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh

“Nền kinh tế có hệ thống doanh nghiệp (DN) không mạnh, nhỏ và yếu lại đang phải vật lộn trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng là vấn đề. Nhưng đổi lại, những tín hiệu ban đầu về cải cách mới làm cho DN phấn khởi, tin cậy, như TP HCM đang “động đậy” rất mạnh là tín hiệu tích cực vì đây là đầu tàu kinh tế cả nước. Quan trọng nhất hiện nay không phải thách thức hay cơ hội mà là một chương trình cải cách có thể thực hiện được nhằm xây dựng nhà nước kiến tạo, liêm chính” - PGS-TS Trần Đình Thiên phân tích.

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng bên cạnh khó khăn do khách quan, nền kinh tế đang đứng trước nhiều cơ hội vàng để duy trì mức tăng trưởng cao, thậm chí có thể tạo ra sự bứt phá trên diện rộng. Điển hình là năm 2016, chương trình mới về tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng đã được nhà nước thông qua. “Thay mới một chương trình hành động mang tầm chiến lược, có ý nghĩa quyết định triển vọng phát triển dài hạn của đất nước chỉ sau 5 năm triển khai là một quyết định rất dũng cảm. Điều đó đang diễn ra mạnh mẽ với một quyết tâm cao chưa từng có” - ông Thăng nhấn mạnh.

Theo đó, Chính phủ đang hiện thực hóa cam kết của nhà nước hỗ trợ tối đa sự phát triển của DN, chú trọng quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân, tiếp thêm động lực cho chương trình khởi nghiệp gắn với đổi mới dựa trên triết lý sáng tạo. Coi khu vực tư nhân là động lực phát triển quan trọng của cả nền kinh tế.

Cần chính sách hỗ trợ tốt nhất

Theo chuyên gia kinh tế, TS Trần Du Lịch, vấn đề quan trọng hiện nay là Việt Nam có kế hoạch tái cơ cấu như thế nào và hy vọng trong năm nay có bước đột phá khi Chính phủ đang tập trung 2 điểm lớn là du lịch làm mũi nhọn và nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư cho nông nghiệp.

TS Trần Du Lịch nhấn mạnh là làm sao để kỳ họp Quốc hội tới thông qua Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Điều này rất quan trọng vì công nghiệp hỗ trợ phải gắn với DN nhỏ và vừa. Như câu chuyện khởi nghiệp sáng tạo là tốt nhưng nếu tập trung chuyển các hộ kinh doanh cá thể lên DN sẽ hiệu quả hơn. Như ở TP HCM, hiện có khoảng gần 300.000 hộ kinh doanh cá thể nhưng chừng nào còn chính sách thuế khoán thì họ sẽ không chuyển lên DN. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các DN nhỏ làm báo cáo thuế để họ yên tâm và sẵn sàng lên DN.

Theo các chuyên gia, một vấn đề khác của nền kinh tế hiện nay khi hội nhập là bài toán gắn kết DN nhỏ và vừa với các tập đoàn, DN lớn trong nước. Cụ thể, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu bảo đảm có sự tham gia của các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa chứ không để hội nhập không chỉ là cuộc chơi mang đến lợi ích cho các tập đoàn lớn.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Trường ĐH Fulbright, cho rằng trong ngắn hạn và những năm tiếp theo, các DN phải thận trọng, thật sự linh hoạt và bám sát chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Cần có chiến lượt quản trị DN khôn ngoan để ứng phó tốt với những tình huống xảy ra. Đặc biệt là phải thoát khỏi 3 cái bẫy là thu nhập trung bình, vốn và công nghệ.

“Bẫy vốn sẽ khiến DN quá phụ thuộc, trong khi công nghệ thấp có thể khiến DN bị bỏ lại trong xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Một nhân tố cốt lõi, theo tôi, chừng nào còn điệp khúc lợi thế cạnh tranh về lao động giá rẻ thì nền kinh tế sẽ khó phát triển” - ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhận định.

TP HCM cần cơ chế phù hợp

Nói về một cơ chế đột phá cho TP HCM phát triển đúng với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, TS Trần Du Lịch cho rằng TP cần phát triển tính tự chủ của một chính quyền đô thị. TP HCM hiện đại phải so với các TP phát triển khác trong khu vực như Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta… chứ không nên so với các địa phương khác trong cả nước. Từ năm 2001, TP đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 93 theo hướng những vấn đề nào mà luật pháp chưa quy định hoặc quy định nhưng không phù hợp thì TP được thực hiện thí điểm. “Có điều, quá trình làm thí điểm quá gian nan vì làm thí điểm trái quy định thì không ai dám chịu trách nhiệm. Do đó, lúc này TP cần một cơ chế phù hợp để phát triển và có thể mạnh dạn xây dựng TP văn minh, hiện đại như đã từng có” - TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo