Hiện DN này đang vay ngân hàng hơn 300 tỉ đồng, 400 công nhân không có việc làm, 500 container nếp (12.500 tấn) đang ở cảng chưa thể xuất khẩu cũng không thể tiêu thụ nội địa.
Theo ông Hòa, DN đã có hơn 12 năm liên kết với nông dân tại Long An và An Giang để xây dựng chuỗi canh tác và xuất khẩu nếp với hàng ngàn nông dân tham gia, tổng diện tích vùng trồng lên đến 50.000 ha. "Trên cùng diện tích canh tác, trồng nếp có lãi hơn 30% so với trồng lúa nên nông dân tích cực tham gia. Nhưng bây giờ công ty đang trên bờ vực phá sản" - ông Hòa lo lắng.
Vừa qua, UBND tỉnh Long An đã có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương cho xuất khẩu nếp với cơ chế đặc biệt, không hạn chế số lượng. Tỉnh Long An có 65.000 ha trồng nếp, bằng 30% diện tích trồng lúa vụ đông xuân. Hiện các DN trên địa bàn tỉnh đang tồn kho gần 56.000 tấn nếp. Còn tại An Giang, diện tích trồng nếp lên đến 115.000 ha, tương đương 747.500 tấn nếp chưa bóc vỏ từ các chuỗi liên kết để xuất khẩu cũng gặp khó khăn tương tự.
Ngày 15-4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiến nghị Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo nếp (HS 1006.30) và các mặt hàng gạo hữu cơ không giới hạn sản lượng do thực tế phân khúc này không ảnh hưởng đến cân đối cung cầu lương thực trong nước.
Cùng ngày, Bộ Công Thương có văn bản khẩn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị cho ý kiến xung quanh việc xuất khẩu gạo nếp.
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khoảng 247.160 tấn nếp, chiếm 14,8% trong cơ cấu các chủng loại gạo xuất khẩu.
Bình luận (0)