Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính, cho biết như vậy tại cuộc họp chuyên đề về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động DN nhà nước hôm 19-11.
TP Hà Nội cũng thế. Năm 2018, địa phương này phải thực hiện CPH 14 DN, chiếm 16% tổng số DN phải thực hiện CPH trong năm nhưng đến nay cũng chưa CPH được đơn vị nào.
Tình trạng CPH DN chậm chạp của 2 địa phương dẫn đầu này khiến cho tiến độ CPH DN của cả nước bị chậm theo. Vì sao ì ạch như vậy?
TP HCM từ rất sớm đã triển khai các quy định liên quan tới sắp xếp, CPH DN nhà nước, thành lập ban chỉ đạo CPH DN có 100% vốn nhà nước trực thuộc, ban hành quyết định CPH và lựa chọn thời điểm xác định giá trị cho hầu hết các DN thuộc diện CPH.
Dù vậy, theo UBND TP HCM, trong quá trình triển khai bước đầu đã nảy sinh nhiều vấn đề mới từ thực tiễn, cần phải nghiên cứu và tiến hành thận trọng. Chẳng hạn như làm thế nào để sau CPH, tài sản nhà nước không bị thất thoát? Xử lý các khoản đầu tư liên doanh nước ngoài góp vốn bằng quyền sử dụng đất ra sao? Xác định giá trị tài sản ở vị trí trung tâm TP như thế nào?... Vì thế, phương án sắp xếp, đổi mới DN nhà nước tới năm 2020 đã nhiều lần được trình Thường trực Thành ủy nhưng hiện vẫn chưa chính thức ban hành dẫn đến không thực hiện được lộ trình CPH 39 DN trong năm 2018 theo chỉ đạo của Chính phủ. Từ thực tế này, TP HCM đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh tiến độ CPH và lộ trình thoái vốn giai đoạn 2018-2020 cũng như sau năm 2020.
CPH tác động sâu sắc đến DN như huy động thêm dòng vốn cho sản xuất - kinh doanh, đổi mới quản trị và công nghệ, phương thức điều hành và quản lý sẽ năng động, sáng tạo hơn... Nhưng không phải DN nào sau CPH cũng khởi sắc. Thực tế cho thấy hậu CPH có khá nhiều DN bệ rạc hẳn đi, giá trị DN giảm sút, người lao động dần mất việc, bị đẩy ra đường. Cho nên, trước những vấn đề thực tế nảy sinh, sự thận trọng của TP HCM là cần thiết và đề xuất điều chỉnh tiến độ CPH của TP đã được Chính phủ đồng ý.
Vướng mắc lớn nằm ở khâu xác định giá trị DN CPH, trong đó có phần định giá tài sản là đất và nhà cũng như phê duyệt phương án sử dụng đất trước khi CPH. Trong trường hợp định giá và thẩm định giá bất động sản sai, gây thất thoát thì người ra quyết định phải chịu trách nhiệm nặng nề, nên chùn tay. Và có lẽ đây là một trong những điểm nghẽn không dễ tháo gỡ.
Khó nhưng không phải là không làm được, bằng chứng là nhiều địa phương và bộ - ngành đã tiến hành suôn sẻ, cơ bản hoàn thành tiến độ. Do vậy, những địa phương triển khai thận trọng dù không chạy theo số lượng nhưng cũng không có nghĩa là để tiến độ CPH giẫm chân tại chỗ quá lâu. Càng chậm thì càng làm yếu đi DN nhà nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đến "sức khỏe" nền kinh tế.
Bình luận (0)