xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá xăng dầu ngược quy luật thị trường

TS Nguyễn Minh Phong - Dương Quỳnh Chi(Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội)

Phải cho cạnh tranh thị trường đầy đủ và lành mạnh trước khi tự do hóa giá cả thị trường để tránh biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp

Hiếm có nơi nào trên thế giới, ngay cả ở những nước chủ yếu sống bằng việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, mà giá xăng dầu lại chứa nhiều ẩn số và thông điệp như ở Việt Nam. Đặc biệt, giá xăng dầu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến lạm phát, đến sự minh bạch và cạnh tranh lành mạnh  thị trường, cũng như  cả đến uy tín và hiệu quả quản lý Nhà nước!

Thỏa hiệp với doanh nghiệp

Từ năm 2009, Chính phủ chủ trương điều hành giá mặt hàng xăng dầu theo nguyên tắc thị trường, Nhà nước không còn bù lỗ, hỗ trợ đối với kinh doanh các mặt hàng xăng dầu. Thực tế, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay, giá xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn mang tính thị trường do chưa có cơ chế cạnh tranh thị trường đầy đủ.

img

Người tiêu dùng đòi hỏi giá xăng dầu phải minh bạch. Ảnh: HỒNG THÚY

Về cơ bản, giá xăng dầu được phân quyền quản lý giữa các đơn vị chủ quản và một số đầu mối nhập khẩu xăng dầu truyền thống độc quyền. Thậm chí, đã có lúc người ta thấy có sự vận dụng ngược trình tự quy luật thị trường, tức chủ trương cho phép các doanh nghiệp độc quyền được định giá xăng dầu theo giá thị trường thế giới mà không phải cạnh tranh thị trường. Trong khi cần làm ngược lại, phải cho cạnh tranh thị trường đầy đủ và lành mạnh trước khi tự do hóa giá cả thị trường để tránh biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp.

Gần đây cho thấy có sự thỏa hiệp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp độc quyền xăng dầu khi khẳng định cơ chế mới về quản lý giá xăng dầu. Theo đó, chấp nhận mức giá hiện tại sau cú sốc tăng giá tháng 3-2011 như giá nền, gốc để so sánh và cho phép doanh nghiệp chủ động tăng, giảm giá xăng dầu theo sát động thái giá thị trường thế giới khi mức điều chỉnh không quá 5% giá gốc đó. Nếu vượt mức trên thì làm phương án trình cơ quan chức năng Nhà nước xem xét, phê duyệt… Đồng thời, dãn cách điều chỉnh không ngắn hơn 3 tháng/lần thay vì 10 ngày/lần như quy định trong Nghị định 84, được coi là quá dày và dễ bị doanh nghiệp lợi dụng.

Tuy nhiên, bất cập là ở chỗ doanh nghiệp dễ dàng xé nhỏ mức tăng giá dưới 5% như kiểu quản lý giá sữa mà người ta đã chứng kiến trên thực tế những năm qua. Hơn nữa, chưa có cơ chế giám sát và chế tài buộc doanh nghiệp hạ giá khi giá thế giới giảm  nhanh và sâu.

Tự kê, tự giải trình

Trước hết, cần công khai và kiểm toán sự chính xác của “ma trận” các con số tự kê, tự giải trình của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để có căn cứ hợp lý xác định mức điều chỉnh giá xăng dầu bán ra của các doanh nghiệp này.

Nên phân nhóm lại giá bán lẻ xăng dầu thành phần “cứng” và “mềm”, làm cơ sở tính giá tối thiểu của giá bán lẻ các mặt hàng này. Cụ thể: Phần “cứng”, tức giá cơ sở mới sẽ chỉ gồm các chi phí sản xuất tối thiểu là giá nhập khẩu gốc tại thời điểm hiện hành (giá thực trả, bao gồm có tính đến biến động thực của tỉ giá); chi phí vận chuyển hợp lý tối thiểu; hao hụt  định mức  kỹ thuật và chi phí  lưu thông khách quan khác.
Phần “mềm” gồm: khoản lãi định mức của doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng dầu; các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và các khoản thu khác cho Nhà nước. Khi đó, giá bán lẻ xăng dầu thực tế sẽ là: Giá sàn = phần  “cứng”  tại khoảng thời điểm tính toán hợp lý và là cơ sở để các doanh nghiệp và người tiêu dùng làm mốc tính giá bán lẻ xăng dầu tối thiểu. Giá trần = phần “cứng” +  phần “mềm” tại khoảng thời điểm tính toán hợp lý và là cơ sở để các doanh nghiệp và người tiêu dùng làm  mốc tính giá bán lẻ xăng dầu tối đa.

Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ căn cứ vào mức phần “cứng” và “mềm” để quy định giá bán sàn và trần cho các đại lý nhằm khuyến khích cạnh tranh. Các cơ quan chức năng Nhà nước cũng sẽ “nhàn” hơn, điều hành giá cả xăng dầu hợp lý hơn theo cơ chế thị trường, không can thiệp vào quá trình ra quyết định này của các doanh nghiệp, chỉ giám sát các chỉ số cấu thành giá cả xăng dầu liên quan đến các phần “cứng” và “mềm” định mức.

Cần sớm đẩy nhanh tiến trình tự do hóa kinh doanh xăng dầu, tách hoạt động kinh doanh xăng dầu ra khỏi nhiệm vụ chính trị của yêu cầu dự trữ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Chỉ khi đó giá xăng dầu mới thực sự có tính thị trường, trở nên minh bạch và dễ dự báo hơn, tạo sự đồng thuận và hiệu quả xã hội cao hơn.

Chưa minh bạch và công khai

Vấn đề dư luận bức xúc là chưa có kiểm toán giá xăng dầu, thậm chí chưa có cả việc minh bạch và công khai hóa các chỉ số thành phần giá xăng dầu. Chính sự thiếu tường minh cơ cấu giá xăng dầu là nguyên nhân giải thích cho điều khó giải thích nhất là dù giá lên hay xuống thì doanh nghiệp đầu mối nhập xăng dầu luôn kêu lỗ, cơ quan chức năng luôn chịu cảnh “trên đe dưới búa”, ngân sách Nhà nước thất thu và người tiêu dùng thì cắn răng chịu đựng vì không còn lựa chọn nào khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo