xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiến kế để doanh nghiệp giảm lệ thuộc vào vốn ngân hàng

Thái Phương

(NLĐO) – Đã có những tín hiệu tích cực khi một số doanh nghiệp huy động thành công hàng ngàn tỉ đồng trên thị trường vốn thông qua phát hành trái phiếu, giảm lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Cuối tháng 1-2019, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đã thu xếp phát hành thành công đợt trái phiếu đầu tiên của Công ty CP Cơ Điện Lạnh (REE) trị giá 2.318 tỉ đồng (tương đương 100 triệu USD) với lãi suất cố định. Đợt phát hành được bảo lãnh thanh toán bởi Quỹ đầu tư và bảo lãnh tín dụng (Credit Guarantee and Investment Facility - CGIF), một quỹ đầu tư tín thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được Standard & Poor'(một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới) đánh giá tín nhiệm hạng AA trên toàn cầu.

REE là công ty niêm yết hoạt động đa ngành trong lĩnh vực chính như dịch vụ cơ điện công trình; sản xuất, lắp ráp và kinh doanh hệ thống điều hòa không khí thương hiệu Reetech; phát triển, quản lý bất động sản; và cơ sở hạ tầng điện nước. REE nằm trong tốp 30 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE.

Hiến kế để doanh nghiệp giảm lệ thuộc vào vốn ngân hàng - Ảnh 1.

Doanh nghiệp hiện nay vẫn chú trọng vào nguồn vốn vay ngân hàng thay vì tìm kiếm những nguồn vốn khác ổn định hơn. Ảnh: Tấn Thạnh

Theo Standard Chartered Việt Nam, dù thị trường có những biến động, các nhà đầu tư vẫn dành nhiều sự quan tâm cho những trái phiếu có kỳ hạn dài. Chiến lược phát hành đã được điều chỉnh từ kỳ hạn 7 năm sang 10 năm nhằm đạt được mức lãi suất tốt hơn, lãi suất cố định 7%/năm. Trước đó, ngân hàng này cũng đóng vai trò là đại lý thu xếp phát hành trái phiếu doanh nghiệp bằng VNĐ được bảo lãnh cho nhiều doanh nghiệp khác.

Trong năm 2018, Ngân hàng HSBC Việt Nam tham gia vai trò đồng thu xếp vốn và đồng giữ sổ trong hợp đồng tài trợ vốn vay trị giá 950 triệu USD hỗ trợ việc nhập khẩu máy móc, thiết bị của VinFast. Đây cũng là giao dịch tín dụng xuất khẩu đầu tiên được thực hiện cho một công ty tư nhân tại Việt Nam.

Gần đây, một số doanh nghiệp trong nước đã tìm kiếm giải pháp tài trợ dài hạn và mang tính cấu trúc cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Dù vậy, theo các chuyên gia, kênh tín dụng ngân hàng truyền thống vẫn chiếm tới 130% GDP. Do đó, Việt Nam cần phải phát triển thị trường vốn nợ cho phép các công ty tiếp cận nguồn vốn đa dạng cho hoạt động của mình. Một trong những kênh đó là huy động trái phiếu doanh nghiệp - một kênh phát hành tiềm năng lớn và tạo lợi nhuận ổn định lâu dài mà chưa được khai thác hết.

Theo số liệu của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhỏ bé, chưa thực hiện tốt vai trò là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp, giảm gánh nặng cho tín dụng ngân hàng. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đến cuối năm 2018 đạt khoảng 7%GDP, thấp hơn nhiều mức bình quân các nước trong khu vực là trên 21%GDP…

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, phân tích do Việt Nam chưa có hệ sinh thái cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, chẳng hạn chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm, nhà đầu tư dài hạn, nhà đầu tư tổ chức, quỹ đầu tư mục tiêu; chưa có thị trường thứ cấp để tăng thanh khoản cho loại trái phiếu này. Khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải tuân theo nhiều điều kiện chặt chẽ so với vay vốn ngân hàng.

"Điểm tích cực là bước đi từ chính phủ để xây dựng khung hoạt động cho thị trường này. Trong lộ trình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Tài chính, 3 mục tiêu cụ thể được đặt ra là nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin về phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp; xây dựng đường cong lãi suất trái phiếu doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa các loại hình trái phiếu doanh nghiệp. Mục tiêu tới 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp chiếm 20%GDP" - ông Hải đề xuất.

Huy động vốn trên thị trường trái phiếu là bước đi cần thiết để giảm lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng, nhất là tín dụng trung dài hạn vốn đang được Ngân hàng Nhà nước siết lại. Chính sách tín dụng theo hướng giảm tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn về còn 40% từ đầu năm 2019. Thậm chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chia sẻ tỉ lệ này sẽ tiếp tục giảm xuống 35%, 30% và 25% trong những năm tới, bởi doanh nghiệp cần vốn dài hạn phải tìm trên thị trường vốn như trái phiếu, còn ngân hàng thương mại chỉ cung cấp các khoản vay ngắn hạn.

Doanh nghiệp huy động vốn thuận lợi hơn

Với xu hướng trần tăng trưởng tín dụng sẽ điều chỉnh giảm dần theo từng năm, doanh nghiệp và ngân hàng sẽ cần chủ động tạo kênh huy động vốn mới như phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Theo các chuyên gia, đang có nhiều thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu, như việc bảo hiểm xã hội được phép đầu tư một phần vào trái phiếu doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm cao. Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã nới lỏng điều kiện phát hành tạo thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu gắn với việc tập trung vào nhà đầu tư có tổ chức, tăng cường cơ chế công bố công khai thông tin của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo