xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Hiện tượng nông dân nhổ bỏ su hào, củ cải chỉ là số ít"

Theo An Nhiên (Vneconomy)

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phản hồi về hiện tượng nông dân nhổ bỏ su hào, củ cải...

Hiện tượng người nông dân nhổ bỏ hàng nghìn tấn củ cải, su hào ở một số địa phương như Mê Linh, Hải Dương đã được phản ánh nhiều. Nhiều chuyên gia lo ngại về tình hình cung vượt cầu cũng như trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc dự báo nhu cầu thị trường. 

Hiện tượng nông dân nhổ bỏ su hào, củ cải chỉ là số ít - Ảnh 1.

Hàng nghìn tấn củ cải bị người nông dân nhổ bỏ vì không bán được, rớt giá.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chia sẻ về hiện tượng này.

Ông đã nắm được thông tin giá nông sản giảm mạnh, thậm chí nhiều nơi còn nhổ bỏ đi như ở Mê Linh, Hải Dương? Nguyên nhân của hiện tượng này?

Có ba lý do khiến nông sản giảm mạnh. Thứ nhất, theo quy luật hàng năm cuối vụ Đông, đầu vụ Xuân, khi bắt đầu cấy lúa thì người nông dân phải dọn vườn nên giá có đi xuống. Có năm cà chua bỏ không trên ruộng dân không thu hoạch, hoặc su hào, bắp cải cũng có hiện tượng chặt vứt trên ruộng làm phân xanh.

Lý do thứ hai trong năm nay giá có hiện tượng giảm sâu, đó là tranh thủ giá cao nên ở lứa hai của rau vụ Đông một số hộ dân tranh thủ trồng rau vụ xuân, lứa thứ nhất rau vụ xuân sớm để bán, kỳ vọng giá cao tiếp tục duy trì nên thông thường rau vụ xuân nông dân trồng vào tháng 1, thế nhưng năm nay nông dân trồng từ tháng 12/2017 nên đúng thời điểm thu hoạch lại trùng với lúc vét của cây rau vụ đông nên bị dồn ứ về sản lượng.

Ngoài ra, năm nay do thời tiết thuận lợi, nửa cuối tháng 2 và tháng 3 thời tiết ấm cho nên một số rau nhiệt đới như rau rền, rau muống, mùng tơi phát triển rất nhanh, đến đầu tháng 3 đã có sản phẩm trên thị trường nhiều. Người tiêu dùng muốn đổi món sang các loại rau xuân hè.

Chính vì như thế nên có hiện tượng dồn ứ sản phẩm ở thời điểm cục bộ. Tuy nhiên, theo thống kê hiện diện tích này còn không lớn. Theo báo cáo chiều 15/3 của một số sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trồng rau chính, diện tích còn lớn nhất của lứa cuối rau vụ đông và lứa đầu rau vụ xuân là Hà Nội còn 1.150ha, Hải Dương hơn 100ha, còn các vùng khác còn 10-15ha.

Như vậy, lượng tồn rất thấp và chúng ta có thể khẳng định sản lượng gây ế thừa nghiêm trọng để chặt bỏ không xảy ra.

Ông có thể nói rõ hơn tình hình ở Tráng Việt (Mê Linh), Hải Dương, tại sao người nông dân phải nhổ bỏ nông sản?

Tráng Việt là vùng cây trồng hết sức có giá trị, vùng này của xã Tráng Việt có trên 90ha chuyên trồng củ cải, mỗi năm trồng được khoảng 5 lứa trong vòng 8 tháng thời tiết thuận lợi.

Thu nhập như tôi đã nói, là rất cao, năng suất củ cải giờ toàn củ cải to, giống của Hàn Quốc, Nhật Bản, năng suất khoảng 80 tấn mà như đầu vụ đông bán khoảng 6.000-8.000 đồng/kg. Như vậy 80 tấn có thể cho 500 triệu đồng/lứa thu hoạch mà nông dân trồng 5 lứa như vậy. Cho nên nếu nhà nào thắng liên tục có thể lên tới hàng tỷ đồng.

Vì vậy, vùng này phần lớn đã có hợp đồng bao tiêu hết, nhưng chỉ có một số hộ chưa có hợp đồng bao tiêu. Sau Tết, một số bếp ăn được ký hợp đồng cung ứng thì họ hoạt động trở lại chậm hoặc chưa quay lại (bếp ăn cho công nhân, trường học...) cho nên mức độ tiêu thụ chậm lại trong khi đó thời tiết ấm, vì vậy cây phát triển nhanh và nhanh bị già.

Chính vì thế, củ cải trên ruộng bỉ trổ hoa hết, ở bên trong củ bị xốp hết khi bẻ rất dễ dàng nên không bán được, cộng với thị trường đang giảm giá, chất lượng củ bị giảm vì nông dân cố gắng giữ để bán được giá cao.

Thứ hai tiến độ tiêu thụ chậm và lại có rau khác thay thế, làm cho chất lượng giảm xuống, không bán được cái này. Cho nên nhổ bỏ là trong trường hợp không thể bán được, bán cũng không có người mua nên phải nhổ bỏ. Diện tích củ cải ở Tráng Việt có 10ha.

Vùng su hào của Hải Dương hiện nay còn khoảng 11ha hiện nay còn tình trạng như vậy, nó đúng vào đợt thu hoạch trùng với thu hoạch ghép của cuối vụ đông và một số rau nhiệt đới vụ xuân, mùng tơi, rau muống đã xuất hiện.

Nông dân bán chậm nên cứ chần chừ, để cây bị già không bán được. Su hào mà nông dân bỏ đi phần lớn là su hào đã bị sơ hết bên trong nên không bán được, còn diện tích mà su hào non nông dân trồng sau một chút hiện nay vẫn được chăm sóc tốt và 2 ngày nay giá đã tăng trở lại với giá 1.000-1.200 đồng/củ. Phạm vi ảnh hưởng không lớn, tức diện tích bị rủi ro không lớn.

Công nghệ chế biến rau củ quả của Việt Nam hiện còn rất yếu và thiếu, phần lớn nông sản Việt vẫn xuất khẩu thô. Theo ông, nếu công nghệ chế biến phát triển thì người nông dân có phải "đắng cay" nhổ bỏ nông sản vì rớt giá, không có người mua như hiện nay?

Đúng là như vậy. Hiện nay tỷ lệ chế biến của chúng ta hiện nay đang đạt rất thấp, thí dụ trong lĩnh vực cây ăn quả có tỷ lệ chế biến cao hơn, công suất hiện nay chỉ có 800.000 tấn so với tổng sản lượng là 22 triệu tấn, như vậy chiếm khoảng 4%.

Đối với rau còn sơ khai, bởi vì chúng ta chưa có chế biến, xuất khẩu nhiều rau, phần lớn vẫn là tiêu thụ nội địa và tươi sống là chính nên công nghiệp chế biến trong rau, củ, quả hiện nay còn rất yếu.

Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rất quan tâm đến điểm yếu này và đã phối hợp, hỗ trợ nhiều để các doanh nghiệp kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài để nhập công nghệ, rồi việc xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, tăng cường đẩy mạnh xây dựng các nhà máy chế biến.

Theo dự kiến năm nay chúng ta sẽ có khoảng 8 nhà máy chế biến được xây dựng với công suất khoảng 1-1,2 triệu tấn, như vậy từng bước sẽ được cải thiện dần. Nhưng trong trước mắt vẫn tập trung nhiều vào cây ăn quả - mảng có nhiều tiềm năng, giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 80% so với tổng giá trị xuất khẩu rau, củ, quả của cả nước.

Đối với lĩnh vực rau, tôi nghĩ cũng chưa có bước tiến nhanh vì chúng ta chưa có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài nhiều.

Nhìn vào thực tế thị trường rau quả hiện nay, giá rau tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng ở Hà Nội rất ổn định, không rớt giá mạnh. Ông thấy như nào về việc này?

Việc liên kết, ký hợp đồng bao tiêu là vấn đề rất quan trọng. Hôm qua đi một số vùng như Văn Đức (Hà Nội), nông dân nói rằng chúng tôi không cần phải giải cứu rau, quả, chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề rau giảm giá vì chúng tôi đã tìm được những liên kết ổn định.

Hay tại vùng Tráng Việt, rất nhiều hộ nông dân nói là chúng tôi không ảnh hưởng gì vì tất cả rủi ro thì chủ thương lái đã trả tiền trước cho chúng tôi rồi.

Như vậy, rõ ràng nông dân có hợp đồng tiêu thụ trước, ổn định thì sẽ tránh được tất cả những rủi ro này. Đặt hàng lúc đó là của thương lái, bao giờ thương lái cũng quan sát và cân đối thị trường tốt hơn nông dân làm nhỏ lẻ.

Về lâu dài, chúng tôi phải rút kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch, năm nào cũng xảy ra hiện tượng này thì sang năm chúng ta phải có những điều chỉnh từ đầu và có những cảnh báo nông dân, nhất là xác định đợt cuối cùng của vụ đông cho hợp lý, tránh rủi ro như hiện nay cũng như những năm trước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo