xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm soát thị trường để giữ giá

Thanh Nhân

Nhiều doanh nghiệp bắt đầu áp dụng giá mới từ đầu tháng 3 - 2011. Cần nhiều giải pháp đồng bộ để hạn chế tình trạng tăng giá ăn theo

“Đa số nhà cung cấp hàng cho siêu thị chính thức tăng giá từ đầu tháng 3-2011” – ông Huỳnh Hữu Tuấn, quản lý siêu thị Citimart Bình Thạnh - TPHCM, cho biết. Theo ông Tuấn, trước đó, từ giữa tháng 2, Citiamart đã nhận được hàng loạt thông báo tăng giá của các nhà cung cấp; giá mới được áp dụng từ đầu tháng 3.

img
Sữa là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Đến lượt siêu thị tăng giá
 
Tăng mạnh nhất đợt này là mặt hàng sữa bột Abbott, bánh Orion (tăng 18%); các mặt hàng mì gói, bún... tăng thấp nhất cũng đến 5% - 6%. Các nhà cung cấp lớn như Kinh Đô, Bibica, Vinamilk, Unilever, P&G, Tường An... và một số nhà cung cấp bia, nước ngọt cũng đã đánh tiếng sẽ tăng giá 5% - 10% đối với vài mặt hàng nhưng chưa có bảng báo giá cụ thể. 
 
Tại Co.opMart, từ ngày 1-3 đã điều chỉnh giá tăng 10% - 15% cho một số mặt hàng thuộc nhóm thực phẩm công nghệ (sữa, đồ hộp...); tăng 5% - 15% đối với một số mặt hàng may mặc và đồ dùng gia đình bằng nhựa, thủy tinh, điện gia dụng. Đến giữa tháng 3 sẽ có một số sản phẩm nữa tăng giá. Đại diện Maximark cũng xác nhận đã có khoảng 10% trong tổng số trên 2.000 nhà cung cấp đề nghị và sẽ tăng giá trong tháng 3...
 
 Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết mức tăng này trên cơ sở siêu thị và nhà cung cấp đã bàn bạc, đàm phán, cân nhắc kỹ lưỡng để có mức giá hợp lý nhất. Những mặt hàng tăng giá đợt này đa số là ngoại nhập hoặc sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, dưới áp lực tăng giá chung của thị trường thì các doanh nghiệp (DN) trong nước cũng phải tính toán lại chi phí, điều chỉnh giá chứ không thể không tăng.
 
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc Maximark Cộng Hòa, cũng cho hay sau Tết, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố cộng với mãi lực chậm... báo hiệu năm nay là năm khó khăn nên nhà cung cấp rất cẩn trọng khi quyết định tăng giá, chỉ tăng giá chừng mực. Nếu tính đủ các chi phí đầu vào thì mức tăng giá lần này sẽ còn cao hơn. 
 
Trong khi đó, tại các chợ, cửa hàng, giá nhiều mặt hàng cũng đã tăng cao. Theo chị Minh Thi, chủ một siêu thị mini trên địa bàn quận 12, một số nhà cung cấp thông báo tăng giá đến trên 20%. Điều đáng nói là một số nhà cung cấp tăng giá không báo trước hoặc sau khi thông báo tăng giá, trong thời gian chờ áp dụng giá mới thì... không giao hàng.
 
Cần ổn định giá mới ở mức tăng hợp lý 
 
Theo các chuyên gia kinh tế, diễn biến tăng giá trên thị trường giai đoạn này là không tránh khỏi. Cùng lúc, nền kinh tế đón nhận 3 lần điều chỉnh giá lớn: Tỉ giá, giá xăng dầu, giá điện, ngoài ra còn phải chịu tác động của tình hình tăng giá chung trên toàn thế giới, giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng... nên phải chấp nhận mặt bằng giá mới. Vấn đề là làm sao để có mức tăng giá hợp lý, hạn chế tác động tiêu cực từ việc tăng giá đến nền kinh tế và đời sống người tiêu dùng.
 
TS Lê Đăng Doanh (chuyên gia kinh tế cao cấp) cho rằng để giảm đà tăng giá chung, việc triển khai các biện pháp kiểm soát về mặt hành chính ít có tác dụng lâu dài. Nhà nước cần đối thoại với các hiệp hội, các chuyên gia kinh tế, cùng tính toán để xác định mức tăng giá vừa phải, chấp nhận được để người dân không chịu thiệt. Thực tế cho thấy trong những lần tăng giá, những ngành hàng phải cạnh tranh cao thì mức độ tăng không nhiều vì nếu tăng cao, các DN khác sẽ nhân cơ hội để chiếm lĩnh thị phần. Trong khi đó, giá sữa và các mặt hàng độc quyền lại tăng rất mạnh.
 
Theo các chuyên gia kinh tế, cần thực hiện những giải pháp đồng bộ để ổn định kinh tế vĩ mô: Quản lý chặt việc tăng giá của các DN thuộc những ngành Nhà nước quản lý như điện, than, xăng dầu... song song với điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, cần tăng cường công tác thanh tra giám sát việc thực hiện Pháp lệnh Giá, cụ thể là kiểm tra việc đăng ký, kê khai, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết để tránh tình trạng các mặt hàng bị tác động ít từ tỉ giá, xăng, điện... tăng nhưng cũng không tăng giá một cách vô tội vạ...
 
Một số chuyên gia cho rằng cần chuẩn bị đủ nguồn hàng bình ổn giá để đưa đến nơi có biến động mạnh về giá nhằm ngăn chặn “sốt” giá cục bộ; kiểm tra công tác bán hàng của các DN bình ổn, hạn chế tình trạng bán hàng bình ổn giá theo kiểu nhỏ giọt. Cần thay đổi quan điểm hàng bình ổn phải có giá thật thấp. Đó là những mặt hàng bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp trên cơ sở DN chia sẻ với người tiêu dùng để góp phần ổn định giá, giữ giá hợp lý.

Sức mua có dấu hiệu giảm

 
Theo các siêu thị, từ đầu năm đến nay, sức mua suy giảm so với cùng kỳ mọi năm (có siêu thị giảm đến 20%). Tại các chợ, từ 2 tuần nay, sức mua cũng chậm hẳn. Nhiều tiểu thương cho biết ngay cả ngày cuối tuần, mãi lực ở chợ cũng rất yếu, giá hầu hết các mặt hàng đều tăng. Chị Yến Nhung, bán thịt tại chợ Lò Than, quận 8, cho biết nhiều khách quen than đi chợ bây giờ khó quá, cũng số tiền như trước nhưng chưa kịp mua gì nhiều thì đã “bốc hơi” gần hết khiến các bà nội trợ luôn phải suy nghĩ, đắn đo xem mua món gì, giá bao nhiêu...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo