xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế “ấm” lại: Đừng vội vui!

Bài và ảnh: ĐỨC NGỌC

Kinh tế phục hồi nhưng chưa bền vững là nhận định chung của nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015.

Nhiều ý kiến tại Diễn đàn kinh tế mùa Xuân 2015 cho rằng kinh tế đã phục hồi nhưng thiếu ổn định

Nhiều ý kiến tại Diễn đàn kinh tế mùa Xuân 2015 cho rằng kinh tế đã phục hồi nhưng thiếu ổn định

Sáng 21-4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015 với chủ đề “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tỉnh ủy Nghệ An và dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV) phối hợp tổ chức.

Phục hồi nhưng thiếu ổn định

PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận định năm 2014 có những dấu hiệu tích cực như kinh tế tăng trưởng, nợ xấu đã giảm, ngân hàng cấu trúc lại hệ thống nhưng không có sự đổ vỡ. Cải cách về thuế, hải quan có nhiều bước tiến, việc cổ phần hóa chuyển biến về chất.

Tuy nhiên, theo ông Thiên, chất lượng phục hồi kinh tế trong năm 2014 và những tháng đầu năm nay còn nhiều quan ngại, thiếu ổn định. Phục hồi kinh tế diễn ra trong sự bất cân xứng, thiên về ngoài lực, yếu nội lực, tăng trưởng chủ yếu vẫn về số lượng nên đẳng cấp nền kinh tế vẫn thấp. Nền tảng tăng trưởng bền vững chưa được xác lập, nợ xấu vẫn chưa được giải tỏa, nợ công vẫn tiếp tục gia tăng.

Đồng tình với quan điểm này, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng nền kinh tế trên đà phục hồi nhưng vẫn nằm ở vùng đáy của sự tăng trưởng, chưa khởi sắc; đang có nhiều vấn đề cần phải xem xét như khó khăn trong tiêu thụ nông sản.

Bên cạnh đó, chi phí của các doanh nghiệp còn quá cao, như phí “lót tay”. Chuyên gia Ngô Trí Long cảnh báo: “Năm nào Chính phủ cũng báo cáo nền kinh tế phục hồi, chuyển biến tốt nhưng thực tế chuyển biến rất chậm”.

“Nền kinh tế có dấu hiệu mất cân đối trong thu chi ngân sách, việc tái cơ cấu là cần thiết nhưng chưa đúng hướng, chưa khơi dậy sức sáng tạo trong khoa học công nghệ, phải trọng dụng nhân tài, nâng cao năng lực canh tranh, giảm chi phí tham nhũng” - TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, khuyến nghị.

Theo ông Doanh, tình hình kinh tế - xã hội đang căng thẳng, có nhiều vấn đề khó kiểm soát, nếu không có cải cách căn cơ thì sẽ phức tạp hơn.

Phải đẩy mạnh cải cách thể chế

Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho biết chúng ta đang cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng khá chậm là do chưa có một nghị quyết của Quốc hội về chủ trương này. Theo ông Mão, vấn đề ông băn khoăn nhất là luật ban hành nhiều nhưng chất lượng thấp, chậm đi vào cuộc sống do phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn.

TS Trần Du Lịch cho rằng sức phục hồi của nền kinh tế yếu, việc Việt Nam tăng trưởng kinh tế trên 6%/năm là bình thường và không nên vui vội. Theo ông, để nền kinh tế phát triển bền vững, cần phải đẩy mạnh cải cách để tháo gỡ những vướng mắc về mặt thể chế.

Tại diễn đàn, nhiều đại biểu cho rằng lợi ích nhóm đang cản trở sự phát triển của nền kinh tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo