xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo mất sân nhà

Thái Phương

Triển vọng phát triển kinh tế và gia tăng xuất khẩu đi liền với rất nhiều thách thức khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do

Trong tháng 4 vừa qua, nhiều hội thảo xung quanh các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang tham gia đàm phán liên tục được tổ chức tại TP HCM và Hà Nội. Theo đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) được đánh giá là cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong nước hội nhập sâu vào chuỗi giá trị, sản xuất, cung ứng toàn cầu… Dù vậy, DN cũng vấp phải không ít thách thức, nhất là những ngành nghề chịu tác động trực tiếp có nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà.

Kỳ vọng

TPP được khởi động đàm phán từ năm 2003 với 3 quốc gia sáng lập gồm Singapore, New Zealand và Chile. Đến nay, 12 nước đã tham gia đàm phán, trong đó có nhiều cường quốc như Mỹ, Nhật, Canada...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, cho rằng Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhiều nếu TPP được ký kết, nhất là các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, đồ gỗ… Không chỉ là FTA khu vực siêu lớn chiếm gần 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, TPP còn được xem là khuôn mẫu liên kết kinh tế của thế kỷ XXI.

Trong khi đó, EVFTA được khởi động đàm phán từ tháng 4-2012 cũng hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng DN. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết EU là thị trường có vị trí hàng đầu trong xuất khẩu và tiếp nhận đầu tư của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, bình quân khoảng 15%-20%/năm. EU cũng là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam với tổng vốn 17 tỉ USD (trên 1.300 dự án). Nghiên cứu cho thấy xuất khẩu dệt may có thể tăng 26% và da giày tăng 34% sau khi hiệp định này được ký kết. Các ngành khác như thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… cũng có nhiều thế mạnh với thị trường này.

Xuất khẩu đồ gỗ là lĩnh vực có nhiều triển vọng khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do Ảnh: THANH VÂN
Xuất khẩu đồ gỗ là lĩnh vực có nhiều triển vọng khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do Ảnh: THANH VÂN

TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, cho biết dự kiến xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 68 tỉ USD (tăng 28,4%) và GDP tăng thêm 36 tỉ USD (tăng 10,5%) vào năm 2025 so với kịch bản không tham gia TPP.

Nhiều thành viên TPP như Mỹ, Nhật, Úc… vốn là thị trường xuất khẩu lớn với nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu có thể tăng mạnh khi mức thuế quan giảm sâu theo cam kết. Chẳng hạn, với dệt may, thị trường Mỹ hiện chiếm khoảng 1/2 tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, thuế suất trung bình 17,3% và cao nhất lên đến 32% sẽ giảm xuống 0%, thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh.

“Việt Nam đang khởi động tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dịch chuyển, phân bổ lại các yếu tố sản xuất hiệu quả hơn. Khi đó, các FTA như TPP và EVFTA sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực từ dịch vụ, đầu tư, chính sách cạnh tranh của DN nhà nước, sở hữu trí tuệ…, giúp quá trình tái cơ cấu tốt hơn” - ông Trần Quốc Khánh nhận xét.

Không phải con đường phẳng lặng, thơ mộng

Tác động tổng thể của TPP đối với nền kinh tế Việt Nam có thể rất tích cực nhưng không hẳn đúng với mọi ngành, mọi DN. Việt Nam phải mở cửa mạnh hơn nên cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và DN cạnh tranh kém sẽ phải giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản.

TS Hạ Thị Thiều Dao, giảng viên Trường ĐH Ngân hàng, cho rằng các DN trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn với DN nước ngoài và nguy cơ mất thị phần nội địa ngay trên sân nhà khi vào TPP là có thể xảy ra.

Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn chính sách thương mại quốc tế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cảnh báo một khó khăn mà DN xuất khẩu phải đối phó với các FTA mới là những vụ kiện chống bán phá giá sẽ nhiều hơn khi nước nhập khẩu dựng lên các hàng rào kỹ thuật, bảo hộ, phòng vệ thương mại… Với 8 FTA Việt Nam đã tham gia, chỉ có 3 vụ kiện phòng vệ thương mại cơ quan quản lý trong nước tiến hành, trong khi DN xuất khẩu bị đến 60 vụ kiện chống bán phá giá ở khắp các thị trường.

Theo TS Lê Đăng Doanh, các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia là con đường rất triển vọng nhưng không phải hoàn toàn phẳng lặng và thơ mộng. DN cần phải cải cách mạnh mẽ. Các lĩnh vực cà phê, tiêu, điều, thủy sản rất có triển vọng nhưng cũng rất khó khăn. “Ngay từ bây giờ, cộng đồng DN cần chuyển dần từ cách thức cạnh tranh “bằng giá” sang “phi giá” gắn với tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã, giao dịch… mới hy vọng tồn tại trong cuộc chơi lớn” - ông Doanh khuyến cáo.

Kỳ tới: Doanh nghiệp nội chậm chân

Vốn FDI đổ vào nhiều hơn

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng một trong những lợi thế khi tham gia các FTA là dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ nhiều hơn. Theo TS Võ Trí Thành, dòng vốn FDI sẽ gia tăng để tận dụng lợi thế mới mà TPP đem lại, nhất là các nước thành viên có trình độ phát triển cao, đem lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý. Sự gia tăng vai trò của nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đối với sự phát triển các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn.

“Vốn FDI đổ vào có thể được ưu đãi nhưng phải gắn liền với chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực của DN trong nước” - TS Thành nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo