xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời ăn, lỗ khách hàng chịu!

Theo TBKTSG

Các tập đoàn kiến nghị cho tính khoản lỗ do chênh lệch tỉ giá đó vào giá bán điện. Nói cách khác là bắt khách hàng mua điện phải gánh toàn bộ số lỗ này.

Ba tập đoàn năng lượng lớn nhất của Việt Nam gồm tập đoàn Điện lực (EVN), tập đoàn Dầu khí (PVN) và tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản (TKV) vừa “than” với Bộ Công Thương về khoản lỗ tổng cộng có thể lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng do thay đổi tỉ giá giữa tiền đồng và USD. Đại diện các tập đoàn cũng không quên kiến nghị cho tính khoản lỗ do chênh lệch tỉ giá đó vào giá bán điện. Nói cách khác là bắt khách hàng mua điện phải gánh toàn bộ số lỗ này.

Thoạt nhìn, yêu cầu tính khoản lỗ do chênh lệch tỉ giá của ba tập đoàn vào giá điện là hợp lý, do đến nay giá bán lẻ điện vẫn do Nhà nước kiểm soát. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào cơ cấu thị trường sản xuất điện của Việt Nam thì cần phải xem lại yêu cầu trên.

EVN đề nghị cho tính khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá vào giá điện. Ảnh: TLTBKTSG

EVN đề nghị cho tính khoản lỗ do chênh lệch tỉ giá vào giá điện. Ảnh: TLTBKTSG

Thứ nhất, lĩnh vực sản xuất điện ở Việt Nam không chỉ có ba ông lớn EVN, PVN và TKV, mà còn nhiều doanh nghiệp khác, dù quy mô sản xuất nhỏ hơn. Các doanh nghiệp này cũng chịu tác động do tỉ giá biến động. Đơn cử như Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại năm tháng đầu năm đã lỗ hơn 200 tỉ đồng do đồng yen Nhật tăng giá. Nhưng cũng doanh nghiệp này những năm trước lại hưởng lợi rất lớn khi đồng yen mất giá mạnh.

Một khi Chính phủ cho phép các tập đoàn được đưa lỗ do tỉ giá vào giá bán điện thì mặc nhiên các công ty không thuộc ba đơn vị trên cũng phải được hưởng chính sách này. Đây là điều khó thuyết phục người tiêu dùng điện, vì khi được lợi từ thay đổi tỉ giá thì chẳng doanh nghiệp nào đề nghị hạ giá điện để chia sẻ với khách hàng.

Thứ hai, từ tháng 7-2012 Việt Nam đã áp dụng thị trường phát điện cạnh tranh với sự tham gia của trên 50 nhà sản xuất điện. Cho dù chỉ có một người mua là EVN nhưng cũng có thể tạm xem lĩnh vực sản xuất điện đã bắt đầu có cạnh tranh. Đã là đầu tư vào kinh doanh điện, thì biến động tỉ giá là rủi ro tiềm ẩn mà tất cả doanh nghiệp sản xuất đều phải tính đến và có biện pháp phòng ngừa, nên không thể đẩy hết rủi ro đó cho người sử dụng điện cuối cùng.

Thứ ba, dự kiến phải đến năm 2023 thị trường bán lẻ điện cạnh tranh mới ra đời ở Việt Nam, đồng nghĩa với ít nhất tám năm nữa cơ chế kiểm soát giá bán điện của Nhà nước mới được bãi bỏ. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư tư nhân đang đầu tư để xây dựng những nhà máy điện lớn. Từ nay đến năm 2023 chắc chắn tỉ giá giữa tiền đồng và USD sẽ còn thay đổi nhiều và không lẽ người dùng điện sẽ còn tiếp tục phải “bảo hiểm” rủi ro tỉ giá cho ngành sản xuất điện.

Ngoài ra, không chỉ có các công ty sản xuất điện mà hàng ngàn, hàng chục ngàn doanh nghiệp khác cũng đang gánh chịu thiệt hại do thay đổi tỉ giá. Ngành điện thì có thể xin Chính phủ cho tăng giá bán điện và họ không cần phải lo về phản ứng của thị trường. Nhưng các doanh nghiệp khác, do áp lực cạnh tranh, đã không dám tăng giá sản phẩm mà đành cắn răng chịu. Nếu ủng hộ đưa thiệt hại do tỉ giá vào giá bán sản phẩm của ngành điện thì liệu có công bằng với hàng chục ngàn doanh nghiệp khác hay không?

Cũng cần phải nói thêm, tính từ thời điểm tháng 7-2008 đến nay giá dầu thô đã mất gần hai phần ba giá trị. Nhiều mặt hàng năng lượng khác như than đá, khí đốt, xăng dầu ít nhiều cũng xuống dốc theo giá dầu thô. Nhưng, chỉ có giá điện thì chẳng những không giảm mà hầu như năm nào cũng tăng. Đó là yếu tố mà Chính phủ cũng cần cân nhắc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo