xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Muốn giá cao phải sang Úc, Mỹ, Nhật

Ngọc Ánh thực hiện

Đó là “đúc kết” của TS Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 - đơn vị phụ trách chứng nhận an toàn trái cây xuất khẩu vào thị trường khó tính - thuộc Cục Bảo vệ Thực vật

Phóng viên: Được mùa rớt giá luôn là sự ám ảnh của người trồng trái cây Việt Nam. Vì sao chúng ta cứ mãi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc mà không từng bước mở rộng sang các thị trường khác, thưa ông?

Trong tháng 4-2015, hơn 491 tấn thanh long của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Hàn QuốcẢnh: Lê Trường
Trong tháng 4-2015, hơn 491 tấn thanh long của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Hàn QuốcẢnh: Lê Trường
TS Nguyễn Hữu Đạt
TS Nguyễn Hữu Đạt

Thực ra chương trình xuất khẩu trái cây sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand… đã được triển khai từ nhiều năm nay. Hiện các “đặc sản” của Việt Nam như thanh long đã vào được thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc; chôm chôm, nhãn được phép xuất sang Mỹ; xoài được phép xuất sang Hàn Quốc và New Zealand; sắp tới là vải đi Mỹ, Úc và hiện chúng ta đang xúc tiến để đưa xoài, vú sữa, măng cụt vào Mỹ.

Năm 2013, trái cây xuất khẩu sang các thị trường khó tính được hơn 2.614 tấn thì năm 2014 tăng lên hơn 3.662 tấn và 4 tháng đầu năm đã xuất được gần 1.559 tấn các loại.

Đơn cử như thị trường Mỹ, dù mới “mở cửa” từ tháng 12-2014 nhưng tính đến ngày 15-4 đã có 2 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu nhãn với số lượng 51 tấn (33 lô), trong đó có 30 lô đi bằng đường hàng không và 3 lô đi bằng đường biển.

Tình hình xuất khẩu trái thanh long cũng tăng trưởng mạnh, riêng trong tháng 4 xuất khẩu được hơn 491 tấn đi Mỹ, Nhật, Hàn Quốc trong khi con số xuất khẩu quý I/2015 là hơn 952 tấn. Nên nhớ, trong năm đầu tiên thanh long được phép xuất khẩu sang Mỹ (2008), sản lượng xuất đi chỉ có 100 tấn.

Nhưng rõ ràng con số trên là chưa thấm vào đâu so với sản lượng trái cây chúng ta làm ra?

- Việc các nước khó tính mở cửa thị trường cho một số trái cây Việt Nam trước mắt mang ý nghĩa chúng ta đã đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật của họ. Còn vấn đề hàng có xuất đi được và có trụ được tại các thị trường hay không thì đã chuyển sang giai đoạn khác liên quan đến kỹ năng thương mại, marketing, quảng bá… và các loại trái cây của chúng ta không phải “một mình một chợ” ở thị trường mới.

Hiện tại, những loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu được tiêu thụ ở cộng đồng người châu Á. Muốn mở rộng thị phần thì phải có kế hoạch quảng bá đối với nhóm khách hàng da trắng, da đen, Tây Ban Nha nhưng DN Việt Nam chưa có đủ lực để thực hiện các chiến dịch quảng cáo tốn kém này.

Nói như vậy không có nghĩa là DN Việt không linh hoạt, họ cũng có những cách khôn ngoan trên thương trường. Ví dụ như năm 2011, khi Mỹ mở cửa cho chôm chôm Việt Nam thì Thái Lan đã xây dựng được thị trường ổn định ở đây từ nhiều năm trước.

Đúng năm 2011, các thương nhân Trung Quốc đã sang Mexico gom 1.400 tấn chôm chôm đưa qua Mỹ bán làm “sụp đổ” chôm chôm Thái Lan vì giá chôm chôm Mexico quá rẻ. Khi chôm chôm Thái Lan bị “đánh” tan tác thì Việt Nam vẫn chen vào được 300 tấn và giá bán rất cao nhờ chúng ta đi hàng trái vụ và sử dụng công nghệ chiếu xạ mới nhất của Mỹ giúp quả đẹp và tươi lâu.

Mỹ và Úc vừa cho phép nhập khẩu trái vải tươi của Việt Nam, hiện sự chuẩn bị ra sao thưa ông?

- Mùa vải thiều bắt đầu vào tháng 6 hằng năm nên thực tế hiện nay chúng ta còn đang triển khai công tác chuẩn bị.

Về vùng nguyên liệu, Cục Bảo vệ Thực vật đã cấp dưới sự giám sát của cơ quan đồng cấp nước nhập khẩu 8 mã số vùng trồng cho cây vải tại Bắc Giang (60 ha) và Hải Dương (20 ha). Các vùng này đều được khai báo tọa độ địa lý đo được trên Google Map ngoài việc khai báo địa chỉ hành chính.

Đây là những vùng trồng có không gian liền kề, diện tích tối thiểu 10 ha một mã số và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Quả phải được bọc và sử dụng bộ thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Mỹ, Úc; không dùng những loại thuốc mà các nước này cấm.

Mỹ và Úc đều yêu cầu giải pháp chiếu xạ để ngăn ngừa dịch hại nên chúng tôi đang xây dựng công thức chiếu xạ để phục vụ cho xuất khẩu. Cần nói thêm là với quả vải từ phía Bắc, sau khi thu hoạch, sơ chế phải vận chuyển bằng xe lạnh vào Nam để xử lý, đóng gói và chiếu xạ vì hiện chỉ mới có 2 công ty chiếu xạ tại TP HCM được Mỹ công nhận. Hiện một số DN tham gia chuẩn bị và có khả năng xuất khẩu vải gồm: Công ty Ánh Dương Sao, Công ty Rồng Đỏ, Công ty Chánh Thu, Công ty Nông sản thực phẩm Thủ Đức.

Sản xuất theo quy trình đòi hỏi chi phí cao, công sức nhiều…, đây là điều nông dân ngán ngại nhất. Vậy có cách nào để thuyết phục người trồng, thưa ông?

- Bù vào cho việc phải vượt qua hàng loạt rào cản khắt khe là giá bán luôn cao hơn gấp nhiều lần so với bán cho thị trường truyền thống. Từ đó, mang lại lợi nhuận cao hơn và không chỉ người trồng, DN xuất khẩu được lợi mà có cả các nhà máy xử lý, đóng gói cũng như cho thương hiệu trái cây Việt Nam.

Khi DN mua hàng xuất khẩu đi các nước khó tính với giá cao thì mặt bằng chung giá cả thị trường của mặt hàng đó cũng được tăng lên, nông dân có lợi. Như mùa nhãn Tết rồi, nông dân thắng lớn khi DN mua hàng đi Mỹ, thương lái Trung Quốc cũng tranh mua, không còn ép giá.

Các loại thanh long, chôm chôm nhiều năm nay cũng giảm bớt cảnh dội chợ. Chúng tôi đang hy vọng cuối năm nay sẽ mở cửa thêm thị trường cho xoài, vú sữa, sau đó là măng cụt đi Mỹ thì tình hình tiêu thụ những mặt hàng trái cây nói chung sẽ còn được cải thiện hơn nữa.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 4-5

Sản xuất theo hợp đồng

Theo TS Nguyễn Hữu Đạt, thị trường khó tính là những nước có nhiều yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm và dịch hại. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… có đặc điểm sinh thái rất khác với Việt Nam nên các loại dịch hại quy định cũng rất khác nhau. Chúng ta phải có giải pháp loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ đó thì họ mới cho xuất khẩu sang.

Việc hướng dẫn nông dân sản xuất theo không hề khó. Vấn đề là nhu cầu thị trường có mở rộng thêm hay không. Vì vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta cứ phải tùy liệu, tùy hợp đồng ký được đến đâu sẽ mở rộng sản xuất đến đấy.

 

Trách nhiệm lớn thuộc về 2 bộ

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, việc Mỹ, Úc chấp nhận vải thiều của Việt Nam mở ra cơ hội ngàn vàng cho trái vải xuất ngoại, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, để khai thác được thời cơ từ 2 thị trường này, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương phải có chương trình hành động cụ thể, từ việc định hướng cho nông dân đến hỗ trợ sau thu hoạch.

Diện tích đất trồng vải thiều hiện không đủ đáp ứng nhu cầu từ 2 thị trường này. Vì vậy, thay vì để nông dân “tự do” muốn trồng gì thì trồng, các bộ nên kết hợp với địa phương quy hoạch lại vùng trồng cây vải, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch.

Có thể quy hoạch các vùng trồng lúa ở Hưng Yên, Hải Dương… để trồng vải thiều. Như Thái Lan “cắt” 30% diện tích trồng lúa chuyển sang trồng mía để sản xuất methanol.

“Nếu không giải quyết được các vấn đề trên, cơ hội từ Mỹ, Úc vẫn chỉ là cơ hội và tình trạng sản xuất manh mún, chất lượng bấp bênh, bán đổ bán tháo trong thời điểm thu hoạch rộ sẽ tiếp diễn” - GS-TS Võ Tòng Xuân nói. T.Nhân

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo