Trong số này có nhiều tên tuổi lớn như Vinamilk (VNM), Nhựa Bình Minh (BMP), Nhựa Tiền Phong (NTP), FPT, … Đây đều là những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán với giá khá cao, đồng thời tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại hầu hết những doanh nghiệp này đã tới ngưỡng cho phép.
Tính theo giá thị trường, phần vốn nhà nước tại Vinamilk có giá trị lên tới 2,4 tỉ USD và tại các doanh nghiệp còn lại khoảng 500 triệu USD. Tổng số vốn nhà nước có thể thu về sau khi thoái vốn tại 10 doanh nghiệp nói trên là khoảng 3 tỉ USD.
Tuy nhiên, văn bản của Phó thủ tướng nêu rõ SCIC chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc thoái vốn tại 10 doanh nghiệp nêu trên nhằm đạt được lợi ích cao nhất.
Cũng theo quyết định này, SCIC tiếp tục được nắm giữ vốn dài hạn tại các doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH MTV đầu tư SCIC, Công ty TNHH MTV Khai thác và chế biến đá An Giang, Công ty CP cảng Vũng Áng Việt Lào, Công ty CP đầu tư Bảo Việt - SCIC, Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Công ty TNHH hai thành viên đầu tư thương mại Tràng Tiền, Công ty CP Traphaco (TRA), Công ty CP Dược Hậu Giang (DHG), Công ty CP xuất nhập khẩu Y tế Domesco.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Chính phủ quyết định thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn và làm ăn hiệu quả như Vinamilk, Bảo Minh, FPT... sẽ rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc room ngoại tại các doanh nghiệp này đã được mở lên tới 100% thay vì 49% như hiện tại. Tuy nhiên, SCIC cần tìm nhà đầu tư lâu dài để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục hoạt động hiệu quả, thu được lợi nhuận cao, tránh để vốn nhà nước rơi vào tay các nhà đầu cơ, mua bán kiếm lời.
Ngay sau khi thông tin thoái vốn được công bố, giá các cổ phiếu trên đều tăng giá mạnh. Theo đó, vào sáng 14-10, giá cổ phiếu VNM tăng 6.000 đồng lên 107.000 đồng/CP, FPT tăng 2.100 đồng lên 47.600 đồng/CP, BMP tăng kịch trần 1.400 đồng lên 22.700 đồng/CP, BMP tăng 7.000 đồng lên 122.000 đồng/CP...
Bình luận (0)