xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ công 2011-2015 tăng 18,4%/năm, gấp 3 lần tăng GDP

Phương Nhung-Văn Duẩn

(NLĐO)- Giải trình về vấn đề nợ công trước QH sáng 1-11,, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn với tốc độ tăng 18,4%/năm, cao gấp 3 lần tăng trưởng GDP.

Sáng 1-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về kế hoạch tài chính 5 năm; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Cần làm rõ nguyên nhân nợ công

Đai biểu (ĐB) Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu ý kiến đề nghị thành viên Chính phủ làm rõ nguyên nhân nợ công và giải pháp thời gian tới?

Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), nhiều công trình được đánh giá là cấp bách, trọng điểm chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. Lấy ví dụ, ĐB Kim Bé cho biết đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu nhưng 5 năm tới chỉ đầu tư một số công trình cống đập ngăn mặn, trong khi khu vực này có kênh rạch chằng chịt.

“Nếu ko đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng thuỷ lợi sẽ không mang lại hiệu quả, khó giữ được sự trù phú của vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, khó hoàn thành sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” - ĐB tỉnh Kiên Giang nêu mong muốn của người dân.


ĐB Phạm Phú Quốc (TP HCM) lưu ý tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài cần theo danh mục định hướng sẵn - Ảnh chụp màn hình

ĐB Phạm Phú Quốc (TP HCM) lưu ý tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài cần theo danh mục định hướng sẵn - Ảnh chụp màn hình

ĐB Phạm Phú Quốc (TP HCM), Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP HCM (HFIC), đánh giá kế hoạch dự kiến chi đầu tư cho phát triển từ 25%-26%, chi thường xuyên, chi trả nợ và chi tài trợ 72%, chứng tỏ đã có sự chuyển dịch cơ cấu chi một cách tích cực trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Tuy nhiên, ĐB Phạm Phú Quốc cũng lưu ý để giảm nợ công, cần làm 2 “động tác” là nuôi dưỡng tăng thu và giảm chi. Trong đó, nguồn lực lớn nhất thời gian qua chưa khai thác hết phục vụ nuôi dưỡng nguồn thu chính là nguồn lực xã hội. “Chính phủ phải tạo hành lang thông thoáng để doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phát triển, để người dân mạnh dạn tham gia đầu tư phát triển kinh tế thay vì gởi tiết kiệm hoặc cất ở nhà” - ông Quốc kiến nghị.

Tổng Giám đốc HFIC cũng lưu ý trong thu hút nguồn vốn ưu đãi, vốn ODA cần tỉnh táo, tránh rơi vào bẫy nợ nần. Với nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khi tiếp cận phải theo một danh mục định hướng sẵn, “không phải để nguồn vốn FDI vào rồi chúng ta phải trả một cái giá vì môi trường sau này”.

Đầu tư trung hạn rất khó khăn

Giải trình về vấn đề nợ công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2011-2015 là 18,4%/năm, cao gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế. Trong điều hành hàng năm, chúng ta phải thực hiện đảo nợ.


Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn với tốc độ tăng 18,4%/năm, cao cấp 3 lần tăng trưởng kinh tế - Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn với tốc độ tăng 18,4%/năm, cao cấp 3 lần tăng trưởng kinh tế - Ảnh: Quochoi.vn

Về nguyên nhân, Bộ trưởng Tài chính cho hay tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch; tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nhà nước… 5 năm qua cũng không đạt. Trong khi đó, chính sách giảm thu được điều chỉnh thực hiện để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất… Ngược lại, chi an sinh xã hội, chi giảm nghèo, chi lương tăng; thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng nông thôn mới, giao thông… cũng là một trong những lý do.

“Chính phủ cũng trình Quốc hội tăng tỉ lệ bội chi hàng năm để tăng cường đầu tư phát triển. Dự toán năm 2011-2015, bội chi 872.000 tỉ đồng, thực tế thực hiện hơn 1 triệu tỉ đồng. Do vậy, riêng nợ công tăng 1,2 triệu tỉ đồng. Nhận định nợ công tăng nhanh là hoàn toàn đúng” - Bộ trưởng Tài chính giải thích.

Về giải pháp xử lý, ông Đinh Tiến Dũng cho biết cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, quản lý ngân sách cũng như các chính sách theo đề án tái cơ cấu ngân sách nhà nước và đảm bảo an toàn nợ công. Ngoài ra, từng bước tái cơ cấu nợ công, cụ thể là đẩy mạnh nợ trong nước và giảm dần nợ nước ngoài; tái cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất nợ công.


Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng đầu tư công trung hạn sẽ rất khó khăn do nguồn lực hạn hẹp - Ảnh chụp màn hình

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng đầu tư công trung hạn sẽ rất khó khăn do nguồn lực hạn hẹp - Ảnh chụp màn hình

Giải trình về kế hoạch đầu tư trung hạn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ kế hoạch đầu tư công là vấn đề hết sức khó, nhiệm vụ, mục tiêu rất nhiều để thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, QH, các chỉ đạo của Chính phủ, các kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm, kế hoạch tái cơ cấu toàn nền kinh tế. Trong khi đó, ngân sách có hạn, khả năng huy động các nguồn lực cũng khó.

“Từ trước đến nay tồn tại 2 quan điểm ngược chiều nhau. Một bên là cần tập trung đầu tư ưu tiên cho một số ngành, lĩnh vực, địa phương có tính động lực, có tính đầu tàu để thúc đẩy phát triển nhanh hơn nhưng những địa phương khó khăn cũng cần quan tâm để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển. Đấy là nhu cầu lớn trong khi khả năng rất hạn hẹp”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu khó khăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo