xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sữa kém chất lượng tấn công trường mầm non

Bài và ảnh: NGUYỄN HẢI

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tiền Giang vừa công bố kết quả kiểm nghiệm sản phẩm dinh dưỡng cao cấp nguyên kem và US-Sure phát triển chiều cao của Công ty SXTM Thực phẩm Miền Đông (quận Tân Bình, TP HCM), không đạt chất lượng

Gọi “hãng” sữa bởi họ cũng là doanh nghiệp do có giấy phép đầu tư với cơ quan chức năng. Nhưng thực chất quy mô của họ chỉ dừng lại ở kiểu “nhà ống” không hơn không kém. Công nghệ chế biến theo kiểu thiết bị trộn bê tông mini của ngành xây dựng. Nguyên liệu sữa mua trôi nổi đưa vào “lu” trộn với hương liệu, đường, phụ gia. Sau đó đóng hộp, đóng lon và được đặt nhãn hiệu toàn tiếng nước ngoài bán ra thị trường.

Chiết khấu “khủng”

Theo giới kinh doanh, chỉ riêng TP HCM cũng có hàng chục cơ sở chế biến sữa theo kiểu chụp giựt. Họ không cần đầu tư bài bản mà chỉ thuê nhà dân, mua sắm sơ sài cái máy trộn mini khoảng vài triệu đồng, cái cân bàn, máy đóng lon (hoặc thuê nơi khác đóng lon). Nhãn hiệu được đặt nhái theo các hãng sữa nước ngoài. Kể cả công thức sữa họ cũng copy y chang hãng sữa nổi tiếng.

Những loại sữa trên phần lớn được tiêu thụ ở các tỉnh, vùng sâu, vùng xa, người tiêu dùng còn thiếu thông tin. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn chất lượng sữa kém bị phát hiện họ sẽ chuyển sang nhãn hiệu mới để tiếp tục lừa người tiêu dùng. Thông thường một nhãn hiệu được họ sử dụng khoảng vài ba tháng, sau đó có nhãn hiệu mới ra đời để tiếp tục hành trình “sứ mệnh” chụp giựt, chiết khấu cho người bán lên đến 40% hoặc mua 3 tặng 1, mua 2 tặng 1, chưa kể nhiều quyền lợi khác như tặng quà, du lịch.

Chi cục QLTT TP HCM kiểm tra một cơ sở chế biến sữa kém chất lượng trên địa bàn
Chi cục QLTT TP HCM kiểm tra một cơ sở chế biến sữa kém chất lượng trên địa bàn

Những cơ sở sữa này còn xâm nhập vào hệ thống giáo dục, trường học nhất là trường mầm non. Với chiêu trò đưa ra mức chiết khấu lên cao chót vót mà không hãng sữa uy tín nào có được, lên đến 42% thậm chí 50%-55%. Nhiều trường học do thiếu thông tin, ham rẻ đã ký hợp đồng thu mua sữa vào cho học sinh sử dụng mà không hề biết nó chẳng có bổ béo gì, thậm chí các em học sinh ngày càng bị suy dinh dưỡng. Những loại sữa này không chỉ đưa vào các trường ở tỉnh mà còn tìm cách vào các trường ở TP HCM, cũng với cách chiết khấu “khủng”. Ngoài mức chiết khấu cao, họ còn thưởng cho người ký hợp đồng theo doanh số, với quà tặng laptop, iPhone.

Xài xác sữa

Nguyên liệu hiện nay chủ yếu là nhập khẩu do đó không thể có giá bán và mức chiết khấu hoa hồng cao ngất ngưởng như trên. Chiết khấu 42% chưa bao gồm chi phí lương nhân viên (từ 5%-7% ), chi phí quản lý, vận chuyển, sản xuất.

Giám đốc một doanh nghiệp lớn tại TP HCM đưa ra dẫn chứng: Với giá bán 145.000 đồng/kg, sau khi trừ thuế và chiết khấu, công ty chỉ thu về 76.000 đồng. Mức thu về này so với giá nhập khẩu là rất thấp. Nếu tiếp tục bán như thế với nguyên liệu nhập khẩu họ sẽ phá sản trong vòng một năm. Tuy nhiên, các cơ sở này vẫn sống khỏe, dù họ bán giá thấp nhưng vẫn có lời do sử dụng nguyên liệu xác sữa giá rẻ để trộn với hương liệu, phẩm màu, chất tạo béo bán đầy ở chợ Kim Biên (TP HCM).

Trong khi giá nguyên liệu sữa Full Cream Milk Powder dao động từ 3.000-4.500 USD/tấn, chưa tính thuế GTGT và thuế nhập khẩu. Muốn mua được giá này, công ty phải nhập khẩu với số lượng lớn, còn mua số lượng ít giá sẽ còn cao hơn. Chỉ tính sơ nguyên liệu sữa đã cho thấy giá thành khá cao so với giá bán của các cơ sở làm ăn chụp giựt, chưa kể thành phần sữa còn bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, những chất bổ dưỡng cho trí não.

Lỗ hổng trong quản lý của cơ quan chức năng hiện nay là doanh nghiệp chịu trách nhiệm công bố chất lượng nên ai cũng sản xuất sữa được, không cần phải có nhà máy. Khi cấp phép Sở Kế hoạch và Đầu tư không kiểm tra và Bộ Y tế cấp giấy đăng ký đủ tiêu chuẩn cũng không kiểm tra. Khi có đủ các giấy tờ trên doanh nghiệp mặc sức tung hoành. Không có tiêu chí nào cho các doanh nghiệp sản xuất sữa.

 

Các cơ sở trên còn vi phạm về mức chiết khấu, giảm giá vượt quy định, cạnh tranh không lành mạnh. Theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ, khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh, thông tin gian dối phạt từ 80-140 triệu đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo