xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tẩy chay sản phẩm của công ty chuyển giá?

Theo Kiên Trung (Infonet)

Một số quốc gia thường dùng là kêu gọi người tiêu dùng thực hiện hoạt động tẩy chay sản phẩm của các DN có hoạt động chuyển giá.

“Nếu cơ quan quản lý không thể có được giao dịch cùng loại để áp khung giá hợp lý để áp dụng biện pháp chống chuyển giá. Trong trường hợp này, giải pháp của một số quốc gia thường dùng là kêu gọi người tiêu dùng thực hiện hoạt động tẩy chay”, Luật sư Trần Trung Kiên - Luật sư thành viên Công ty Cổ phần tư vấn luật S&B (S&Blaw) thể hiện khi trao đổi với PV Infonet.

- Thời gian qua, việc “chuyển giá”, biến lãi thành lỗ của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được dư luận đặc biệt quan tâm. Vậy việc "chuyển giá" của các doanh nghiệp này được thực hiện dưới những hình thức nào, thưa Luật sư?

Chuyển giá được hiểu là việc chuyển lợi nhuận hoặc doanh thu giữa các công ty có mối quan hệ liên kết với nhau (thường là quan hệ sở hữu vốn góp) thông qua các giao dịch mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Tại thời điểm hiện nay, việc chuyển giá thường được sử dụng để chuyển lợi nhuận hoặc doanh thu từ công ty con cho công ty mẹ ở nước ngoài.

Việc chuyển giá có thể được thực hiện dưới các hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, công ty chuyển giá có thể mua hàng hóa đầu vào từ công ty có mối quan hệ liên kết (công ty mẹ hoặc công ty trong cùng tập đoàn) với mức giá cao hơn giá thị trường, hoặc cung cấp hàng hóa đầu ra cho các công ty liên kết với mức giá thấp hơn giá thành hoặc thấp hơn giá trị thị trường. Ngoài ra, công ty nước ngoài có thể chuyển doanh thu hoặc lợi nhuận cho công ty mẹ thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng về sử dụng bản quyền, nhãn hiệu v.v. với mức giá rất lớn. Ngược lại, cũng có những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho đơn vị liên kết với mức giá thấp hơn mức giá thị trường rất nhiều. Thông qua cách thức này, doanh nghiệp có thể dễ dàng hợp thức hóa rất nhiều các chi phí kinh doanh để biến lãi thành lỗ nhằm tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước.

- Việt Nam đang có nhiều kẽ hở trong việc kiểm soát "chuyển giá"  như thế nào?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có bất kỳ một quy định pháp lý cụ thể nào để nhằm kiểm soát hoặc chống lại hành vi “chuyển giá”. Trong thời điểm hiện nay, theo tìm hiểu của cá nhân, tôi được biết, Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu để xây dựng các quy định pháp luật liên quan để kiểm soát hành vi “chuyển giá”.

- Theo ông, chúng ta nên áp dụng kinh nghiệm gì của các nước để ngăn chặn, xử lý các DN "chuyển giá" ?

Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, để chống và kiểm soát hành vi “chuyển giá”, phía cơ quan chức năng cần phải xác định được khung giá cho các giao dịch giữa các công ty có mối quan hệ liên kết với nhau dựa trên việc so sánh các giao dịch cùng loại trên thị trường.
Ví dụ, Doanh nghiệp A tại Việt Nam nhập khẩu sản phẩm nội thất nhà tắm từ công ty B (công ty mẹ) tại Italia với mức giá là 20.000VND/1 sản phẩm. Cơ quan chức năng sẽ so sánh mức giá nhập khẩu của Doanh nghiệp khác tại Việt Nam không phải là công ty có mối liên kết với Công ty B cho sản phẩm cùng loại để xác định xem mức giá mà A nhập từ B có thực sự là mức giá hợp lý hay không. Trong trường hợp B không có giao dịch với bất kỳ công ty nào khác tại Việt Nam ngoài A, thì có thể so sánh với sản phẩm tương đương của một doanh nghiệp cùng hạng với B cung cấp cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam hoặc hoặc mức giá mà B cung cấp cho doanh nghiệp khác ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tương đương với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia.v.v.

img
Trung tâm thương mại thứ 19 của Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam 
vừa khai trương khi trong 11 năm đầu tư vào Việt Nam chỉ có 1 năm làm ăn có lãi

Việc xác định "khung giá hợp lý" được coi là cách thức hữu hiệu nhất để chống lại và kiểm soát một cách có hiệu quả hành vi “chuyển giá”.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không thể áp dụng được đối với một số trường hợp đặc biệt như sản phẩm hoặc dịch vụ mang tính chất độc quyền riêng trên toàn cầu của một số công ty đa quốc gia do không có sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại để so sánh. Ví dụ, nguyên liệu để điều chế sản phẩm đồ uống Cocacola là sản phẩm riêng biệt chỉ do Cocacola Hoa Kỳ cung cấp. Do vậy, cơ quan quản lý không thể có được giao dịch cùng loại để áp khung giá hợp lý để áp dụng biện pháp chống chuyển giá. Trong trường hợp này, giải pháp của một số quốc gia thường dùng là kêu gọi người tiêu dùng thực hiện hoạt động tẩy chay. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang nghiên cứu để tìm ra phương án hữu hiệu hơn nhằm kiểm soát hoạt động “chuyển giá” trong các trường hợp này.

Đối với Việt Nam, nhằm kiểm soát hoặc chống lại hành vi chuyển giá, chúng ta cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý để xác định và kiểm soát hành vi “chuyển giá”. Ngoài ra, cũng cần phải nâng cao nhận thức về chuyển giá và các biện pháp chống “chuyển giá” trong cơ quan quản lý nhà nước cũng như người tiêu dùng.
- Xin cảm ơn ông!
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo