xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM chỉ còn 32 chợ hoạt động, Sở Công Thương gửi công văn khẩn cho các địa phương

Thanh Nhân

(NLĐO)- Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nơi đóng cửa thêm nhiều chợ truyền thống khiến việc cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu cho người dân đứng trước nhiều khó khăn.

Theo Sở Công Thương TP HCM, sáng 21-7, chợ An Hội (Gò Vấp) chính thức đóng cửa vì có ca nhiễm Covid-19 tại chợ, nâng tổng số chợ đang tạm ngưng hoạt động trên địa bàn TP lên 205/237 (bao gồm 3 chợ đầu mối).

Như vậy, chỉ còn 32 chợ truyền thống hoạt động. Càng ngày con số chợ truyền thống đóng cửa càng gia tăng dù TP HCM đã có văn bản yêu cầu các quận, huyện, TP Thủ Đức phải có phương án mở lại chợ truyền thống hoặc mở các điểm bán thực phẩm thiết yếu tại địa phương để nối lại chuỗi cung ứng hàng hóa đang bị đứt gãy, cung cấp hàng hóa thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Trước tình hình này, Sở Công Thương đã có công văn hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức, ban quản lý các chợ truyền thống trên địa bàn TP HCM hướng dẫn chi tiết cách thức tổ chức hoạt động chợ.

Theo đó, đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo, quán triệt các ban quản lý chợ tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ truyền thống đồng thời tổ chức kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để phục vụ người dân trên địa bàn theo các phương án sở đã hướng dẫn.

TP HCM chỉ còn 32 chợ hoạt động, Sở Công Thương gửi công văn khẩn cho các địa phương  - Ảnh 1.

Tiểu thương chợ An Đông tiếp xúc với đoàn Công tác Bộ Công Thương sáng 21-7

Về phương thức tổ chức kinh doanh, đối với các chợ có mật độ mua sắm đông, các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, đơn vị quản lý chợ căn cứ tình hình thực tế, rà soát tổng thể các khu vực bán hàng tại chợ để có phương án điều tiết khu vực kinh doanh phù hợp, bảo đảm thực hiện giảm mật độ mua sắm, giữ khoảng cách an toàn phù hợp. Tính toán, nghiên cứu thực hiện phương án: phát phiếu vào chợ để hạn chế người vào; tổ chức cho tiểu thương kinh doanh theo hình thức luân phiên, xen kẽ trong trường hợp cần thiết để giảm sự tập trung và bảo đảm việc giãn cách khi kinh doanh, mua sắm theo đúng quy định.

Đối với một số địa phương có đặc thù như dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều lý do khách quan khó khôi phục lại hoạt động các chợ truyền thống, chính quyền địa phương căn cứ theo tình hình thực tế, nhu cầu của người dân triển khai thiết lập các điểm bán với quy mô nhỏ tại khu vực chợ hoặc các điểm bán với địa điểm phù hợp trong các khu dân cư để kịp thời cung ứng các mặt hàng tươi sống, rau củ quả cho người dân.

Trong trường hợp cần thiết, địa phương có thể rà soát các khu vực phù hợp để tổ chức điểm bán trên cơ sở tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch, bảo đảm vệ sinh môi trường. Cụ thể là ưu tiên khu vực có nhiều bóng mát, không ảnh hưởng đến giao thông, có thể giới hạn khu vực tổ chức điểm bán, phân luồng một chiều…; thực hiện kẻ ô, kẻ vạch phân chia các gian hàng để bảo đảm giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc. Hàng hóa được đóng gói và niêm yết sẵn giá để người mua lựa chọn nhanh và hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa người bán – người mua. Chính quyền địa phương sẽ phối hợp ban quản lý chợ phát thẻ ra vào các điểm bán này để kiểm soát số lượng, phân bổ người đến theo khung giờ…

Sở Công Thương cũng đề nghị các quận, huyện, TP Thủ Đức tăng cường huy động các nguồn lực, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương để tổ chức hoạt động chợ theo mô hình tự quản hoặc các hình thức phù hợp để tổ chức cung ứng hàng hóa (ưu tiên các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả, trái cây) đến người dân trên địa bàn.

Cơ quan quản lý ngành công thương khuyến khích các địa phương chủ động nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong tổ chức hoạt động của chợ và lưu trữ thông tin liên quan nhằm phục vụ công tác khoanh vùng, truy vết khi cần thiết.

Sở Công Thương đang phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống; theo đó, triển khai thí điểm mô hình "App đặt lịch đi chợ dành cho người dân" (thí điểm tại chợ Tân Chánh Hiệp – Quận 12); mô hình "Tổng đài đặt lịch đi chợ" (thí điểm tại chợ Bình Thới – Quận 11). Sau khi triển khai thí điểm sẽ đánh giá, hiệu chỉnh (nếu cần) và triển khai nhân rộng đến các chợ truyền thống trên địa bàn TP.

Theo Sở Công Thương, một số chợ đóng cửa vì liên quan ca nhiễm Covid-19 đã khôi phục hoạt động trở lại sau thời gian đóng cửa thực hiện khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết.... Cụ thể:

-Quận 5: chợ An Đông

- Quận 10: chợ Nguyễn Tri Phương

-Quận 11: chợ Bình Thới, chợ Phú Thọ

- Quận Bình Tân: chợ Kiến Thành

- Huyện Bình Chánh: chợ Tân Đoàn Việt, chợ Bà Lát, chợ tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, chợ Qui Đức

Một số quận, huyện chưa đủ điều kiện bảo đảm mở lại chợ cũng đã tổ chức điểm bán nhỏ phục vụ người dân. Bao gồm:

Quận 12: UBND phường Tân Thới Nhất tổ chức 20 gian hàng nhu yếu phẩm lưu động dọc tuyến đường Dương Thị Giang cho tiểu thương chợ Lạc Quang kinh doanh. Phường Tân Hưng Thuận tổ chức cho các thương nhân tổ chức bán hàng tại giao lộ đường DN6 và đường DN5 thuộc khu dân cư An Sương

Huyện Củ Chi: xã Phú Hòa tổ chức cho 10 hộ tiểu thương chợ Hòa Phú bán thực phẩm thiết yếu tại khu vực sân bóng xã; xã Bình Mỹ cũng bố trí khu vực cho 10 hộ kinh doanh.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo