xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẫn còn tình trạng "nóng chưa đều"

Tô Hà

Các bộ, ngành dù đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn tình trạng "nóng chưa đều" vì mới tập trung vào các mục tiêu chính

Ngày 15-3, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và nhiều tổ chức quốc tế đã tổ chức hội nghị quốc tế Cải thiện vượt bậc môi trường kinh doanh (MTKD) nhằm nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng.

Chỉ 2 bộ "về đích"

Tổng kết 4 năm thực hiện cải cách MTKD theo Nghị quyết của Chính phủ (2014-2017), TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho biết đến nay, chỉ 2 bộ hoàn thành mục tiêu bãi bỏ 1/3 đến 1/2 điều kiện kinh doanh, gồm Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng. Thậm chí, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chưa có báo cáo tiến độ, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước còn đề nghị giữ nguyên các điều kiện kinh doanh như hiện hành. Về thủ tục kiểm tra chuyên ngành, mới giảm được 10 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra là phải giảm được ít nhất 20% số hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan. "Kết quả đạt được là không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương và còn khá xa so với mục tiêu. Các ngành, lĩnh vực có vấn đề nóng, vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, có phản biện, góp ý từ phía doanh nghiệp (DN), hiệp hội gây áp lực mạnh mẽ thì mới thực sự chuyển biến. Nếu ví các bộ như những con tàu trên chặng đường cải cách thì có bộ đã đến ga cuối cùng, có bộ còn chưa vào đến ga đầu tiên. Việt Nam chưa đạt được trung bình ASEAN 4 về môi trường kinh doanh" - ông Cung nhấn mạnh.

Nhắc lại "cái được" của Việt Nam là năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 và có nhiều cải thiện về thứ hạng trong cải thiện MTKD nhưng bà Catherine Masinde, Trưởng nhóm tư vấn toàn cầu về các quy định kinh doanh thuộc WB, cảnh báo các nước khác cũng đang nỗ lực cải cách và đã tiến xa hơn, Việt Nam phải tăng tốc để thu hẹp khoảng cách. Đặc biệt, trong khoảng 190 nước mà WB tư vấn cải thiện môi trường kinh doanh, tất cả đều đang tập trung cải cách thủ tục thành lập DN với mong muốn có thêm những ngành mới, có thêm nhiều DN mới thì chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam lại tụt giảm và đứng ở cuối bảng xếp hạng. Do đó, Việt Nam cần xác định nội dung trọng tâm để tập trung giải quyết có hiệu quả, thay vì thực hiện trên diện rộng như hiện nay. Đây cũng là vấn đề ông Cung trăn trở, bởi ông rất tâm tư khi vẫn còn 4 chỉ tiêu của MTKD Việt Nam không thay đổi và tụt hạng, trong đó có khởi sự kinh doanh và phá sản DN.

Vẫn còn tình trạng nóng chưa đều - Ảnh 1.

Chính phủ và các bộ, ngành còn rất nhiều việc làm để cải thiện môi trường kinh doanh. Trong ảnh: Làm thủ tục thuế tại Cục Thuế TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Giảm được cái gì thì phải giảm ngay!

Bà Vũ Thị Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết trong thời buổi hội nhập sâu rộng, DN gặp rất nhiều rào cản, thiếu thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn của các thị trường xuất khẩu; thiếu các hiệp hội mạnh, các nhà phân phối lớn để hỗ trợ hàng Việt ra quốc tế... Để vào thị trường chính ngạch Trung Quốc, ngay cả DN mạnh như Vinamilk cũng mất 3 năm theo đuổi nhưng chưa có kết quả, Vinamit cũng mất hơn 2 năm chưa đến đích. "Các nhà hoạch định chính sách nên xem xét cái gì bất khả thi, cái gì khả thi, giảm được thủ tục gì cho DN thì giảm vì chúng ta đưa ra chính sách ít cân nhắc có làm khó cho DN không. Nếu khó cho DN tức là khó cho cả nền kinh tế" - bà Hạnh kiến nghị.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình chia sẻ xã hội đang kỳ vọng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng chưa biết sự tăng trưởng cao của ngành có bền vững không bởi DN vẫn còn rất khó khăn. Trong khi các nước trong khu vực đã "mở toang cửa" thì Việt Nam chỉ miễn thị thực (visa) cho 24 nước. Có quy định rất lạc hậu là khách quốc tế xuất cảnh rồi 30 ngày sau mới được nhập cảnh trở lại. "Phải có cơ quan chịu trách nhiệm vì bây giờ DN gặp khó khăn không biết kêu ai. Ý tưởng, chính sách thì nhiều nhưng không thực hiện được" - ông Bình bức xúc.

Từng là thành viên Tổ Công tác thi hành Luật DN 2000, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng cần phải có cách làm mới để thúc đẩy tiến độ cải thiện MTKD, không thể chờ đợi các bộ, ngành tự thực hiện. Cụ thể, khi công bố các điều kiện kinh doanh phải cắt bỏ và đưa ra yêu cầu về tiến độ thực hiện, nếu các bộ, ngành không làm đúng tiến độ thì Thủ tướng ra quyết định bãi bỏ, không chờ các bộ nữa. "Các trường hợp không thực hiện đúng tiến độ phải kỷ luật ngay. Không lý do gì để người dân, DN tiếp tục phải nộp thuế nuôi những người trong bộ máy cứ làm khó mình. Đây là công việc rất cần thiết bởi đã có những công bố của CIEM cho thấy nếu giảm được thủ tục có thể tiết kiệm được nhiều tỉ USD mỗi năm" - vị chuyên gia này dẫn chứng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Chúng ta phải có nỗ lực cao, thậm chí nỗ lực phi thường mới cải thiện được MTKD. Vẫn còn tình trạng "nóng chưa đều" vì mới chỉ tập trung vào các chỉ tiêu chính, liên quan đến bộ ngành nào thì ở đó có sức ép để nóng lên như công thương, y tế, tài chính. Năm 2018, cải cách MTKD sẽ được thực hiện với điểm mới là chia thành 2 mũi. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ là mũi "đốc" đầu việc và tiến độ, mũi thứ 2 là tổ chức đối thoại từng vấn đề đang vướng mắc để thống nhất sửa đổi. Kết quả thực hiện sẽ không dừng ở bước ban hành văn bản mà sẽ đo mức độ vấn đề vướng mắc đó được tháo gỡ chưa".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo