xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam sẵn sàng hội nhập

Bài và ảnh: Phương Nhung

“Việt Nam sẽ tiến tới hoàn tất 14 hiệp định thương mại tự do với 55 đối tác, giúp nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, cạnh tranh bình đẳng, phát triển bền vững” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định

Diễn đàn Doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2015 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN để hội nhập quốc tế” tổ chức ngày 9-6 tại Hà Nội đã đặt ra vấn đề: Việt Nam cần hướng đến các chuẩn mực quốc tế về đầu tư để hội nhập thành công.

Loại bỏ nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Đánh giá về môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam có 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện là nhiều so với các nước. Theo bà, các thủ tục đăng ký ở Việt Nam rườm rà hơn nhiều quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới

“Với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các quốc gia khác chỉ cần một bộ chủ quản phê chuẩn. Trong khi đó, tại Việt Nam, dù DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ sở hữu phần vốn rất nhỏ nhưng cũng cần nhiều thủ tục. Việt Nam cần hướng đến các chuẩn mực quốc tế về đầu tư để hội nhập thành công hơn” - đại diện WB góp ý.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng phải gỡ bỏ ngay các điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh không còn phù hợp trong 5.000 thủ tục và điều kiện kinh doanh của 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật Đầu tư. Đồng thời, xóa bỏ tất cả giấy phép và điều kiện kinh doanh nằm ngoài danh mục 267 ngành nghề đó.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết sau khi rà soát, từ 51 ngành nghề cấm kinh doanh đã giảm xuống chỉ còn 6, từ 386 ngành nghề kinh doanh có điều kiện giảm còn 267. Các cơ quan, bộ, ngành chủ quản sẽ rà soát để tiếp tục loại bỏ những điều kiện không còn phù hợp. Ông Bùi Quang Vinh giải thích: “Xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều điều kiện kinh doanh, đặc biệt là những ngành nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, miễn là không gây khó khăn cho người dân và DN”.

Tháo gỡ khó khăn cho DN

Năm 2015 được cộng đồng DN coi là năm hội nhập với rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sắp ký kết. Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Vương, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DN trẻ Hà Nội, DN tư nhân, đặc biệt là DN nhỏ và vừa trong nước, hầu như chưa chủ động trong bảo vệ thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu.

Ông Vũ Tiến Lộc thừa nhận không nhiều DN biết về các FTA, DN có sự chuẩn bị đón nhận các FTA này còn ít hơn nữa. “Chỉ 36% DN Việt tham gia mạng lưới sản xuất theo định hướng xuất khẩu, trong khi tỉ lệ này ở Malaysia và Thái Lan là 60%” - Chủ tịch VCCI so sánh.

Tuy vậy, có mặt tại VBF giữa kỳ 2015 sau khi trở về từ cuộc ký kết FTA với Liên minh kinh tế Á - Âu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thể hiện rõ niềm tin vào khả năng hội nhập của Việt Nam. “Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm túc các FTA đã ký kết từ trước đến nay.

Chúng ta đang đàm phán giai đoạn cuối FTA với Liên minh châu Âu, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Như vậy, chúng ta sẽ tiến tới hoàn tất 14 FTA với 55 đối tác, trong đó 15 nước là thành viên G20 và tạo được môi trường đầu tư phát triển kinh doanh thuận lợi, giúp nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, cạnh tranh bình đẳng, phát triển bền vững” - Thủ tướng khẳng định.

Đánh giá chung về kinh tế nước ta 5 tháng đầu năm 2015, Thủ tướng cho rằng tuy đã phát triển bền vững và hiệu quả hơn so với năm 2014 nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Để khắc phục, theo Thủ tướng, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, sẽ tiếp tục giữ lạm phát dưới 5%; điều hành tỉ giá, lãi suất ổn định, phù hợp với thị trường; giữ bội chi ngân sách dưới 5% và giảm dần; nợ công trong giới hạn an toàn và bảo đảm hiệu quả tái cơ cấu đầu tư công; phấn đấu xuất khẩu tăng trưởng 10%-15%…

“Chính phủ sẽ chỉ đạo tháo gỡ mọi vướng mắc, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cộng đồng DN phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phấn đấu năm 2015 tăng trưởng GDP 6,2%, thậm chí có thể cao hơn. Dự báo kế hoạch 5 năm 2016-2020, tăng trưởng GDP đạt 6,5%/năm, cùng với đó là kinh tế vĩ mô ổn định” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định bảo đảm đủ điện cho nhu cầu phát triển của đất nước, thậm chí luôn có dự phòng 20%-25%; không bán điện dưới giá thành và thực hiện nghiêm túc cơ chế thị trường trong giá điện.

 

Nên xem xét lại cơ chế cấp thị thực

Ông Ken Atkinson, Trưởng nhóm công tác du lịch của VBF, cho rằng Việt Nam duy trì phí trung bình thị thực là 70 USD/năm thì tổng doanh thu từ khách du lịch đến từ châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand đạt 40 triệu USD (2,25 triệu USD phí thị thực và 36,88 triệu USD phí chi tiêu). Còn nếu miễn thị thực thì tổng doanh thu sẽ tăng do thu hút thêm 10% khách. Vì vậy, ông khuyến nghị Việt Nam nghiêm túc xem xét lại cơ chế cấp thị thực để phát triển du lịch.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo