Samsung đã chính thức đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008, với tổng số vốn đầu tư trên 17,7 tỉ USD. Hiện tại Samsung Việt Nam đang vượt qua vai trò cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu tại Việt Nam.
Giữa làn sóng dịch Covid-19 diễn ra từ cuối tháng 4 vừa qua, trong 6 tháng đầu năm, Samsung vẫn thuận lợi trong việc đạt mục tiêu xuất khẩu. Nếu nhà máy sản xuất điện gia dụng tại TP HCM nhanh chóng hoạt động bình thường trở lại, dự kiến, Samsung Việt Nam sẽ vượt mục tiêu xuất khẩu năm nay.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu ổn định vận hành nhà máy, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nếu trước đây Samsung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, trong thời gian tới sẽ nâng cao vị thế kinh doanh tại Việt Nam của công ty lên một tầm cao mới, trở thành cứ điểm nghiên cứu và phát triển chiến lược thông qua việc xây dựng Trung tâm R&D…
Nhà máy Samsung tại Khu Công nghệ Cao TP HCM. Ảnh: Hoàng Triều
Dù có nhiều ảnh hưởng tiêu cực phát sinh do đại dịch Covid-19 nhưng về lâu dài Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Nghị quyết 105 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong đại dịch là một tin vui đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nếu Việt Nam thực hiện đúng chiến lược tại nghị quyết này, cùng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và tăng cường điều kiện thuận lợi để lưu thông, sản xuất, duy trì mạng cung ứng ổn định thì dự kiến đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục được duy trì.
Điều mà Samsung Việt Nam và các doanh nghiệp FDI đề xuất là dù trong bất cứ hoàn cảnh bất thường nào, dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng không dừng hoạt động và vẫn vận hành theo đúng phương châm hướng dẫn chuẩn và lộ trình đã được định sẵn. Nếu giữa các tỉnh, nơi tập trung chủ yếu nhiều KCN, có thể thống nhất được một quy trình về phòng dịch để việc lưu thông vận chuyển người và hàng hóa được diễn ra thuận lợi, có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại trong các tình huống bất thường như dịch Covid-19.
Bình luận (0)