xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

WB: Khách du lịch quốc tế của Việt Nam sẽ phục hồi từ giữa năm 2022

Dương Ngọc

(NLĐO)- Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng sẽ phục hồi từng bước khi lòng tin của người tiêu dùng được khôi phục và du lịch khách quốc tế đến Việt Nam dự kiến sẽ được khôi phục dần từ giữa năm 2022.

Tại buổi họp báo trực tuyến ra mắt Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương kỳ tháng 4-2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 5-4, ông Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2022.

WB: Khách du lịch quốc tế của Việt Nam sẽ phục hồi từ giữa năm 2022 - Ảnh 1.

Ông Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2022 - Ảnh chụp màn hình

Dự báo trên được đưa ra căn cứ vào chính sách sống chung với Covid-19, kết quả vững chắc của công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu và sự phục hồi nhu cầu trong nước. Tỷ lệ nghèo được kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2022, nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước dịch.

Theo WB, trên 78% dân số đã được tiêm vắc-xin đầy đủ, nhưng nền kinh tế vẫn phải đối mặt với rủi ro tiêu cực liên quan đến các biến chủng mới phát sinh, tác động toàn cầu của việc Nga xâm chiếm Ukraine, giá cả hàng hóa thế giới tăng và sự tăng trưởng chậm lại của các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo đạt 5,3% trong năm 2022 và sau đó sẽ ổn định lại quanh mức 6,5% theo kịch bản các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng cả trong và ngoài nước. Lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng sẽ phục hồi từng bước khi lòng tin của người tiêu dùng được khôi phục và du lịch khách quốc tế dự kiến sẽ được khôi phục dần từ giữa năm 2022.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo được dự báo sẽ tăng với tốc độ chậm hơn do tăng trưởng ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (như Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc) chững lại.

Tuy nhiên, triển vọng trên còn phải đối mặt với những rủi ro tiêu cực đang gia tăng. Tăng trưởng chậm lại ở các đối tác thương mại chính cùng với cú sốc tỷ giá thương mại do xung đột Nga - Ukraine và các biện pháp trừng phạt liên quan có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Các yếu tố này có thể bị trầm trọng hơn nếu phát sinh biến chủng Covid-19 mới.

Phục hồi kinh tế còn phụ thuộc vào tốc độ phục hồi nhu cầu tư nhân trong nước, hiện còn tương đối chậm, thể hiện tâm lý thận trọng của người tiêu dùng và nhà đầu tư.

Giai đoạn lây nhiễm mạnh hiện nay có thể dẫn đến tạm thời gián đoạn cung lao động và sản xuất. Vì nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm, nên nếu chính phủ triển khai gói hỗ trợ mạnh mẽ bằng chính sách tài khóa thì tác động đến tăng trưởng kinh tế có thể được giảm nhẹ. Chính sách tiền tệ vẫn cần nới lỏng, nhưng phải tiếp tục thận trọng nhằm kiềm soát rủi ro trong khu vực tài chính. Cũng theo WB, trường hợp có thêm các cú sốc khác có thể dẫn đến kịch bản xấu, theo đó tăng trưởng GDP chỉ đạt 4% trong năm 2022, phục hồi lại 6% và 6,5% lần lượt vào các năm 2023 và 2024.

Tỷ lệ nghèo được kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2022, với giả định tăng trưởng GDP phục hồi về mức trước đại dịch, nhưng tác động của khủng hoảng sẽ để lại ảnh hưởng lâu dài làm tăng bất bình đẳng. Bất bình đẳng gia tăng có thể dẫn đến những hệ quả về vốn con người và kinh tế cho đất nước. "Những tài sản đã bán đi sẽ không thể tạo ra thu nhập trong tương lai trong khi sự không đồng đều về chất lượng và tình trạng gián đoạn giáo dục trong suốt giai đoạn khủng hoảng Covid-19 sẽ để lại những hệ quả về tích lũy vốn con người và tiềm năng thu nhập trọn đời"- báo cáo của WB đưa ra khuyến cáo.

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương WB, ông Aaditya Mattoo, Việt Nam là một trong những nền kinh tế WB đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế, từ dự báo tăng trưởng 6,5% hồi tháng 10-2021 giảm xuống còn 5,3% (với kịch bản xấu là 4%).

"WB hạ dự báo tăng trưởng do những khó khăn Việt Nam đang gặp khi đối phó với biến chủng Omicron, số ca nhiễm mới cao. Bên cạnh đó, nhập khẩu dầu của Việt Nam lên đến 3% GDP. Việt Nam là một trong những nước rất thành công khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng các cơ hội trong mở rộng thương mại toàn cầu và tăng độ mở với nền kinh tế toàn cầu, song điều này cũng sẽ làm Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước các cú sock từ bên ngoài"- ông Aaditya Mattoo phân tích.

Theo chuyên gia này, Việt Nam sẽ phải thành công hơn nữa trong việc xây dựng những hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, cần thận trọng hơn khi xem xét các hệ thống tài chính của mình. Các quốc gia trong khu vực sẽ cần phải nghiên cứu kỹ các biện pháp hỗ trợ trong lĩnh vực tài chính như: Các biện pháp ưu đãi, giãn, giảm lãi suất, tái cơ cấu nợ nhưng không chuyển nhóm nợ... Các biện pháp của hệ thống tài chính ngân hàng do Việt Nam đưa ra cần nghiên cứu kỹ.

"Các biện pháp đến nay để đi xa hơn và cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu song hiện cần làm cho việc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trở nên tinh vi hơn và cao cấp hơn"- Chuyên gia kinh tế trưởng của WB khuyến cáo.

Việt Nam đã rất thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nhiều năm, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, điều này giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, giảm nghèo tốt. "Nếu có lời khuyên dành cho các bạn là cần tìm ra biện pháp phát triển ngành dịch vụ theo chiều sâu. Ngành dịch vụ có một tầm quan trọng vô cùng lớn và chúng ta phải tăng được năng suất lao động trong ngành dịch vụ để từ đó tạo động lực cho việc tăng năng suất cả khu vực dịch vụ và khu vực sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó, cần có tất cả các dịch vụ như hệ thống GTVT, dịch vụ tài chính kế toán, bảo hiểm... đều phải tốt hơn. Tất cả các công đoạn này đều cần được cải thiện. Việt Nam hiện đang tụt lại sau trong chuyển đổi số, đây cũng là một khía cạnh cần phải chú ý để phát triển nhiều hơn"- ông lưu ý.

Hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực

Những cú sốc do chiến tranh tại Ukraine gây ra kèo theo các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang làm gián đoạn nguồn cung hàng hóa, gia tăng căng thẳng tài chính và giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Chiến tranh diễn ra khi các nền kinh tế vẫn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 kéo dài, chính sách thắt chặt tài chính của Mỹ, kết hợp với việc dịch Covid-19 tái bùng phát và chính sách Không-Covid tại Trung Quốc.

Đó là nhận định trong báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương: Đương đầu Bão tố của Ngân hàng Thế giới. Những quốc gia nhập khẩu nhiên liệu quan trọng trong khu vực - như Mông Cổ và Thái Lan, hoặc quốc gia nhập khẩu lương thực - như các quốc đảo Thái Bình Dương - đang phải chứng kiến thu nhập thực giảm. Những quốc gia có nợ lớn - như Lào và Mông Cổ - hoặc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu - như Malaysia và Việt Nam - đang có nguy cơ với các cú sốc về tăng trưởng và tài chính toàn cầu.

Mặc dù những quốc gia sản xuất hàng hóa hoặc có chính sách tài khóa thận trọng có thể được trang bị tốt hơn để đương đầu với những cú sốc này, tác động dội của những sự kiện này sẽ làm triển vọng tăng trưởng của hầu hết các quốc gia trong khu vực xấu đi. Tăng trưởng kinh tế được dự báo đạt tốc độ 5% trong năm 2022 - giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10-2021. Nếu tình hình toàn cầu xấu đi và các quốc gia có các chính sách ứng phó yếu ớt, tăng trưởng có thể giảm chỉ còn 4%.

Báo cáo khuyến nghị 6 nhóm hành động chính sách. Thay vì kiểm soát giá cả và hỗ trợ toàn diện, cần áp dụng hỗ trợ có mục tiêu cho hộ gia đình và doanh nghiệp. Các tổ chức tài chính cần được đánh giá sức chịu đựng để giúp xác định rủi ro tiềm ẩn sau quy định cho phép gia hạn thời gian trả nợ. Cải cách chính sách thương mại hàng hóa, và đặc biệt về thương mại các ngành dịch vụ đang được bảo hộ, sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng quá trình chuyển dịch trong thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, cần cải thiện kỹ năng và đẩy mạnh cạnh tranh để tăng cường năng lực và động lực áp dụng công nghệ số mới ra đời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo