icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm sao để khi khó khăn, người lao động không nghĩ đến rút BHXH một lần?

N.Hoàng

(NLĐO) - Để giải quyết căn cơ tình trạng người lao động rút BHXH một lần cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong đó, quan trọng nhất là tạo được niềm tin và sự đồng thuận của người lao động

Năm 2009, bà Huỳnh Thị Tuyền (hơn 50 tuổi), công nhân Công ty TNHH sản xuất thương mại Tân Nam Sơn (quận 8, TP HCM) đã phải tạm nghỉ việc để trị bệnh, phục hồi sức khỏe, giai đoạn ấy, do khó khăn, bà đã rút BHXH một lần. 

Đến năm 2011, khi sức khỏe tạm ổn định, bà quay lại công ty làm việc và tiếp tục tham gia BHXH cho đến nay. Bà Tuyền cho biết hiện bà đóng được gần 13 năm BHXH và mong muốn sẽ được hưởng lương hưu khi về già.

Bà từng rút BHXH một lần, số tiền ấy cũng chỉ giúp bà giải quyết khó khăn một thời gian ngắn. Vì vậy, lần này dù có khó thế nào, bà cũng không rút mà ráng đóng để hưởng lương hưu. 

"Thời gian lao động của tôi không còn quá dài  vì vậy rất mong giảm số năm tối thiểu xuống 15 năm, như vậy sẽ đủ điều kiện để hưởng hưu và tỉ lệ hưởng hưu của tôi sẽ cao hơn một chút. Tôi cũng mong rằng cách tính lương hưu sẽ có sự điều chỉnh để tăng quyền lợi cho người lao động" - đề đề xuất.

Làm sao để khi khó khăn, người lao động không nghĩ đến rút BHXH một lần?- Ảnh 1.

Người lao động quận Bình Thạnh, TP HCM được tư vấn về chính sách BHXH

Theo ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người lao động lựa chọn rút BHXH một lần khiến lượng hồ sơ đề nghị giải quyết BHXH một lần tại TP HCM tăng nhanh

Trước hết cần phải nhìn nhận chính sách BHXH chưa thực sự hấp dẫn cho hiện tại cũng như lâu dài, nên chưa tạo được sự quan tâm để thu hút đông đảo người lao động ở lại hệ thống BHXH. 

Hoặc có thể do người lao động mất việc do doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu, công nghệ; do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo từng năm đối với nam cả nữ khiến lao động trẻ cảm thấy việc đủ điều kiện về tuổi đời để được hưởng lương hưu là khó đạt và việc giảm tỷ lệ hưởng lương khiến họ thấy lương hưu sẽ không đảm bảo cuộc sống khi họ hết tuổi lao động.

Ngoài ra, tình hình chi phí sinh hoạt đều tăng, để có tiền trang trải cho cuộc sống và tìm cơ hội lao động tự do khác họ đã phải lựa chọn rút BHXH một lần…

Thực tế cho thấy số tiền rút BHXH một lần có thể giúp người lao động giải quyết được khó khăn trước mắt, nhưng cũng chỉ đủ trang trải trong vài tháng ngắn ngủi nhưng lại khiến mất đi nhiều quyền lợi về lâu dài, nhất là không có lương hưu thì về già phải tiếp tục mưu sinh vất vả.

Vì vậy, để giải quyết căn cơ tình trạng người lao động rút BHXH một lần, theo ông Triều thì cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong đó, quan trọng nhất là tạo được niềm tin và sự đồng thuận của người lao động.

Song song đó là tăng cường quyền lợi cho người lao động khi hưởng chính sách hưu trí, cũng như các chế độ hưởng ốm đau, nghỉ dưỡng, thai sản, bệnh nan y... giảm % đồng chi trả; nghiên cứu bổ sung thêm chính sách để hạn chế việc lao động nữ rút BHXH một lần, ví dụ chế độ hỗ trợ học tập cho con em họ hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi. 

Mặt khác, cần quan tâm chính sách hỗ trợ lâu dài cho người lao động như được mua, thuê mua nhà ở xã hội để giảm gánh nặng nhà ở, xây dựng viện dưỡng lão dành cho người lao động đơn thân khi về hưu gặp khó khăn có nơi nương tựa. Việc tăng quyền lợi BHXH cho người tham gia cũng là cách giữ họ ở lại hệ thống an sinh.

Còn ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP TKG TaeKwang Vina (tỉnh Đồng Nai), cho rằng cần tính toán lại một số quyền lợi cho người lao động để họ không cảm thấy thiệt thòi mà ở lại với hệ thống BHXH lâu dài. 

Theo ông Phúc, cần tính lại lương hưu và hệ số trượt giá để tính chế độ BHXH, trong đó có lương hưu sao cho phù hợp để lương hưu tiệm cận mức sống tối thiểu.

Bên cạnh đó, cần tính lại trợ cấp một lần khi nghỉ hưu vì theo ông Phúc, để có thể hưởng trợ cấp này (đóng BHXH trên 30 năm với nữ và trên 35 năm với nam), người lao động đã tham gia BHXH gần như trọn thời gian lao động, đạt tỉ lệ hưởng hưu tối đa và có số năm đóng dôi dư. Số năm dôi dư này cần được tính giống như cách tính BHXH một lần để người lao động không cảm thấy thiệt thòi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo