xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Hướng đến hệ thống cấp nước thông minh toàn diện

ThS Phạm Thị Thùy Linh

Cần phát triển đồng bộ công suất các nhà máy nước, mạng lưới truyền dẫn, phân phối; từng bước hiện đại hóa hệ thống sản xuất, quản lý, kinh doanh; áp dụng công nghệ AI trong vận hành hệ thống...

TP HCM có dân số đông, tốc độ đô thị hóa cao, kéo theo nhu cầu về sử dụng nước ngày càng tăng. Vấn đề này đã tạo áp lực, thách thức lớn cho việc cấp nước của thành phố.

Đáp ứng nhu cầu nhưng vẫn còn bất cập

Với tổng công suất thiết kế khoảng 2,4 triệu m3/ngày đêm, ngành cấp nước bảo đảm nhu cầu dùng nước của người dân TP HCM cho sản xuất, sinh hoạt và còn dư công suất khoảng hơn 600.000 m3/ngày đêm, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng tăng thêm của người dân thời gian tới.

Tỉ lệ hộ dân được cấp nước sạch trên địa bàn TP HCM đạt 100%. Chất lượng nước sạch được bảo đảm theo các quy chuẩn quốc gia của Bộ Y tế. Trong đó, có sự kiểm soát liên tục, toàn diện từ quy trình xử lý, đầu ra tại nhà máy và nước sạch trên mạng lưới cấp nước của SAWACO bằng hệ thống giám sát online, lấy mẫu kiểm tra định kỳ bởi phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025.

Các nhà máy nước trên địa bàn TP HCM đã ứng dụng nhiều giải pháp, công nghệ, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, giúp chất lượng nước sạch ổn định và từng bước được nâng cao; bảo đảm cấp nước an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.

Các nhà máy nước trên địa bàn TP HCM ứng dụng nhiều giải pháp, công nghệ, bảo đảm cấp nước an toàn Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các nhà máy nước trên địa bàn TP HCM ứng dụng nhiều giải pháp, công nghệ, bảo đảm cấp nước an toàn Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ngoài ra, các đơn vị cấp nước tại TP HCM đã thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng nguồn nước sạch, giảm khai thác nước ngầm.

Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn một số khách hàng chưa dừng hẳn việc khai thác và sử dụng nước ngầm, gây lãng phí đầu tư hệ thống cấp nước, giảm mực nước ngầm; chất lượng nguồn nước thô hiện nay đang có xu hướng bị ô nhiễm và nhiễm mặn. 

Thành phố còn đối mặt vấn đề ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước, tác động của biến đổi khí hậu và thiếu khả năng dự phòng, ứng phó với diễn biến của nguồn nước. Công nghệ xử lý nước thô tiềm ẩn rủi ro không đáp ứng yêu cầu do nguồn nước ô nhiễm và nhu cầu của khách hàng.

Hệ thống giám sát, quản lý rủi ro về chất lượng nước đã được xây dựng; các giải pháp, quy trình ứng phó sự cố cũng đã được thiết lập nhưng chưa hoàn thiện và đồng bộ. 

Mạng lưới cấp nước không đồng đều, áp lực lớn ở đầu nguồn và thấp vào cuối nguồn; không có hệ thống kiểm soát chất lượng trên mạng lưới đường ống. 

Mạng lưới đường ống dù phù hợp với định hướng của các quy hoạch đã phê duyệt nhưng nhiều dự án bị chậm trễ; thủ tục đầu tư phức tạp, kéo dài và nguồn vốn đầu tư chưa phong phú…

Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí

TP HCM đang từng bước hướng đến việc áp dụng toàn diện hệ thống nước thông minh. Trong đó, cần nâng cấp hệ thống quản lý vận hành theo hướng tự động, như trang bị biến tần trung thế bơm nước sạch, trang bị hệ thống SCADA toàn phần..., giúp việc quản lý, vận hành thuận lợi, giảm nhân công và chi phí hoạt động.

Với mạng lưới cấp nước, cần hoàn thiện việc phân vùng phục vụ các nhà máy nước; duy trì, nâng cấp hệ thống GIS, nâng cao năng lực quản lý tài sản, năng lực quản lý vận hành trên mạng lưới. 

Thiết lập Trung tâm Điều khiển phân phối (DCC) để thực hiện việc vận hành hệ thống truyền dẫn nước sạch là cần thiết, đồng thời triển khai thiết lập trung tâm quản lý vận hành tổng thể hiện đại cho toàn mạng lưới cấp nước thành phố.

Tiếp tục ứng dụng các giải pháp thi công đấu nối ống cấp nước nhưng cần duy trì việc cung cấp nước ổn định, liên tục bằng công nghệ sử dụng van linestop (cắt tê không ngưng nước) ưu việt. 

Khai thác và phát huy hiệu quả việc ứng dụng thành công phần mềm thủy lực WaterGEMS và các phiên bản mới, với nhiều tính năng vượt trội, tạo bước ngoặt trong việc ứng dụng phần mềm mô phỏng thủy lực vào hoạt động quản lý, vận hành, quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước.

Khi nghiên cứu công nghệ xử lý nước, cần áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện nguồn nước thô hiện tại và thích ứng với điều kiện của tương lai, bảo đảm chất lượng nước sau xử lý được ổn định và an toàn theo quy định. 

Cần nghiên cứu áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ AI trong việc vận hành hệ thống; thí điểm tại một số nhà máy mới và từng bước áp dụng cho tất cả hệ thống nhà máy nước của thành phố.

Trong công tác quản lý chất lượng nước, cần nâng cao năng lực phân tích, kiểm tra chất lượng trên hệ thống cấp nước; đồng thời hỗ trợ việc nghiên cứu, thực nghiệm về chất lượng nước. 

Cần nghiên cứu, mở rộng lắp đặt đồng hồ nước thông minh tại các khu vực tiêu thụ trên mạng lưới để nâng cao hiệu quả trong quản lý hệ thống cấp nước, giảm tỉ lệ thất thoát nước, đưa ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ khách hàng tốt hơn. 

Hợp tác, trao đổi kỹ thuật

Cần tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước, trao đổi kỹ thuật trong các lĩnh vực: Giảm thất thoát nước; vận hành, bảo dưỡng dịch vụ cấp nước phù hợp kế hoạch an toàn cấp nước; cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; quản lý, phát triển nguồn nhân lực và tiếp nhận công nghệ mới; ứng dụng công nghệ mới vào cấp nước...

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Hướng đến hệ thống cấp nước thông minh toàn diện- Ảnh 2.

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Hướng đến hệ thống cấp nước thông minh toàn diện- Ảnh 3.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo