xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ:Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong kinh tế số

ThS PHẠM THỊ THÙY LINH, Học viện Chính trị khu vực II

Thường mang đến góc nhìn khác biệt và giàu tính nhân văn, phụ nữ ngày càng chứng minh vai trò nổi bật trong lĩnh vực công nghệ và kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bùng nổ, chuyển đổi số và kinh tế số đã trở thành động lực tất yếu cho sự phát triển bền vững. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, họ không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà còn là nhân tố thúc đẩy sáng tạo và đổi mới.

Động lực sáng tạo

Phụ nữ ngày càng chứng minh vai trò nổi bật trong lĩnh vực công nghệ và kinh tế số. Theo UNESCO, tỉ lệ phụ nữ tham gia các ngành khoa học - công nghệ, kỹ thuật, toán học đã tăng từ 22% năm 2015 lên hơn 30% năm 2023. Họ đóng góp không chỉ nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn mang lại những giá trị mới từ sự đa dạng giới.

Phụ nữ thường mang đến góc nhìn khác biệt và giàu tính nhân văn, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng. Các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo thường áp dụng chiến lược kinh doanh thân thiện với cộng đồng và bền vững. Điển hình là chị Trần Thị Hạnh, CEO start-up IoT trong nông nghiệp, đã giúp người dân tiếp cận công nghệ và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ tại địa phương.

Nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng các doanh nghiệp có phụ nữ trong ban lãnh đạo đạt hiệu suất cao hơn 21% so với doanh nghiệp không có sự hiện diện của nữ giới. Những phụ nữ lãnh đạo doanh nghiệp nổi bật tại Việt Nam như bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO VietJet Air; bà Lê Diệp Kiều Trang, đồng sáng lập Misfit Wearables; bà Đinh Thị Hương Thảo, CEO Monkey Junior...

Theo đó, VietJet đã ứng dụng công nghệ số trong quản lý, đưa doanh nghiệp này trở thành hãng hàng không giá rẻ hàng đầu khu vực. Misfit Wearables góp phần phát triển thiết bị đeo thông minh trên thị trường toàn cầu; còn Monkey Junior sử dụng công nghệ số để phát triển chương trình học tiếng Anh cho trẻ em, giúp hàng triệu học sinh Việt Nam tiếp cận giáo dục chất lượng cao. Những thành tựu này minh chứng cho vai trò của phụ nữ trong việc thúc đẩy nền kinh tế số và sự hiện đại hóa đất nước.

Nữ công nhân Công ty TNHH May mặc Dony tiếp nhận đơn hàng online. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Nữ công nhân Công ty TNHH May mặc Dony tiếp nhận đơn hàng online. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Dù giữ vai trò quan trọng song phụ nữ vẫn phải đối mặt nhiều rào cản, bao gồm khoảng cách giới trong công nghệ. Theo Liên hợp quốc, chỉ 28% phụ nữ toàn cầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản - thấp hơn đáng kể so với nam giới. Tại Việt Nam, tỉ lệ này chưa vượt qua 40%.

Tiếp đến là rào cản văn hóa và định kiến. Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục chuyên sâu về công nghệ do những định kiến xã hội. Chênh lệch cơ hội nghề nghiệp cũng là một rào cản, khi phụ nữ thường bị trả lương thấp hơn, ít có cơ hội thăng tiến trong các ngành liên quan công nghệ.

Tăng cường kết nối, hợp tác

Để phụ nữ thực sự trở thành động lực phát triển trong thời đại số hóa, cần có sự chung tay từ Chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp thông qua các giải pháp như: Hỗ trợ chính sách và đào tạo, chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030; tăng cường tỉ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực khoa học - công nghệ, kỹ thuật, toán học; đào tạo kỹ năng số, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, cần hỗ trợ tài chính và khởi nghiệp. Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" (2017-2025) cung cấp vốn, kỹ thuật và đào tạo, giúp phụ nữ phát triển mô hình kinh doanh số hóa. Quỹ Đổi mới sáng tạo quốc gia (NATIF) tài trợ các dự án công nghệ do phụ nữ lãnh đạo.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy kết nối và hợp tác mạng lưới doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC). Kết nối nữ doanh nhân với cơ hội hợp tác và ứng dụng công nghệ; hợp tác với các công ty công nghệ lớn như Viettel, FPT và nhiều doanh nghiệp khác đang hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp công nghệ.

Cần tạo điều kiện để phụ nữ ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, phát triển kinh doanh trực tuyến; tận dụng các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Zalo để mở rộng thị trường; quản lý số hóa, sử dụng các công cụ như Google Workspace, Microsoft 365 để tăng hiệu quả hoạt động.

Phụ nữ không chỉ là những người hưởng lợi mà còn có thể là lực lượng quan trọng trong thúc đẩy kinh tế số. Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng của họ, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chính sách công, cùng sự hợp tác của doanh nghiệp và cộng đồng. Điều này giúp phụ nữ khẳng định vai trò và thúc đẩy sự phát triển bền vững, hiện đại hóa đất nước trong thời đại chuyển đổi số. 

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ:Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong kinh tế số- Ảnh 2.

LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ:Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong kinh tế số- Ảnh 3.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo