xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làng nghề tất bật vụ Tết

CA LINH - VÂN DU

Chỉ còn hơn tháng nữa đến Tết Nguyên đán năm 2024 nên nhiều cơ sở sản xuất, làng nghề ở miền Tây đang tất bật chuẩn bị hàng để cung ứng cho thị trường

Những ngày cuối năm âm lịch nắng đẹp nên nhiều chủ cơ sở sản xuất bánh tráng tại làng nghề bánh tráng cù lao Mây (xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) rất vui mừng vì phơi bánh mau khô.

Giá bán tăng nhẹ

Ông Lương Văn Thông, một hộ sản xuất bánh tráng tại đây, cho biết từ khi bánh tráng của cơ sở đạt chứng nhận OCOP (chương trình "Mỗi xã một sản phẩm") nên được người tiêu dùng biết đến và đặt hàng nhiều hơn. Theo ông Thông, hiện các nơi đã đặt hàng bánh tráng ngọt từ cơ sở của ông như ở TP HCM, TP Cần Thơ, Vĩnh Long… 

"Tết này tôi dự định sản xuất 20.000 bánh tráng các loại. Năm nay, nguyên liệu đầu vào như gạo, đường, sữa… đều tăng nên giá bánh có tăng nhẹ so với năm trước. Trong đó, bánh ngọt tôi bán 40.000 đồng/10 cái (tăng 5.000 đồng), bánh nướng 100.000 đồng/10 cái (tăng 10.000 đồng), bánh nhúng 180.000 đồng/100 cái (tăng 2.000 đồng)" - chủ cơ sở này nói.

Bà Trần Thị Thúy Liễu cũng có trên 40 năm làm nghề bánh tráng. Ngoài làm bánh tráng ớt, bánh tráng tôm và bánh tráng sữa, bà Liễu còn sáng tạo thêm bánh tráng thanh long được nhiều người ưa thích. 

"Năm nay giá đường tăng mạnh, 1 cây đường (12 kg) năm rồi chỉ 170.000 đồng nay tăng lên 300.000 đồng, gạo 17.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg), sữa cũng tăng nên giá bán bánh tráng có tăng nhẹ. Dự kiến từ đây đến Tết tôi sản xuất khoảng 1.000 bánh các loại mỗi ngày, tăng gấp đôi so với ngày thường. Đến nay, đã có nhiều nơi đặt hàng nên cả nhà tôi phải dậy từ 4 giờ mới tráng bánh kịp" - bà Liễu cho hay.

Làng nghề tất bật vụ Tết- Ảnh 1.

Làng nghề sản xuất tàu hũ ky ở xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long luôn “đỏ lửa” để cung ứng hàng dịp Tết. Ảnh: CA LINH

Tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm

Chạy dọc theo những tuyến đường dẫn vào các làng nghề đặc sản ở Cà Mau những ngày cuối năm âm lịch, người đi đường dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân tất bật làm hàng Tết. Những tiếng gọi nhau í ới của người lao động ở làng khô Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) và cơ sở sản xuất tôm khô tại (huyện Ngọc Hiển) đã làm sôi động những vùng quê bình yên.

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX Tân Phát Lợi (huyện Ngọc Hiển), cho biết cơ sở có nhiều loại đặc sản như: bánh phồng tôm, cua, nghêu; mắm tôm; tôm khô… HTX đã chuẩn bị xong 15 tấn đặc sản các loại để giao cho khách hàng đặt mua trước đó. Dự kiến từ đây đến cuối năm, HTX sẽ sản xuất thêm 12 tấn tôm khô, bánh phồng tôm… để bán cho những nhà thu mua còn lại.

Theo ông Chương, bánh phồng tôm, cua có giá dao động từ 160.000 - 280.000 đồng/kg (tùy loại); tôm khô loại 1 giá 1,6 triệu đồng, loại 2 là 1,3 triệu đồng/kg… tăng nhẹ so với năm ngoái do một số nguyên liệu lên giá. "Hàng chục công nhân của HTX phải tăng ca mới đủ hàng bán ra thị trường. Tùy vào công việc mà mỗi người được trả lương từ 6 - 10 triệu đồng/tháng. Để phục vụ người tiêu dùng, cơ sở luôn tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất" - ông Chương khẳng định.

Cơ sở sản xuất cá khô Tiến Hải (xã Đông Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Trà Vinh) cũng đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng đơn đặt hàng của khách. Hằng năm, cứ dịp cận Tết, cơ sở đều thuê thêm nhân công để sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Năm nay, để đủ lượng tôm khô phục vụ người tiêu dùng trước, trong và sau Tết, cơ sở đã thuê ít nhất 10 lao động để thực hiện các công đoạn: phân loại, sơ chế tôm, khô, thu nhập từ 4-6 triệu đồng/người/tháng. 

"Năm nay các loại tôm, khô có giá cao. Trong đó, tôm khô loại 1 giá 1,6 triệu đồng/kg, khô cá khoai 750.000 đồng/kg, khô cá dứa 500.000 đồng/kg… nên bảo đảm thu nhập cho bà con và cơ sở có lợi nhuận. Hiện tại, tôi chủ yếu bán qua sàn thương mại điện tử, bán trên mạng xã hội, còn khách mua làm quà biếu chưa thấy" - ông Dương Tiến Hải, chủ cơ sở, thông tin. 

Công suất tăng gấp đôi

Làng nghề sản xuất tàu hũ ky ở xã Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) có tuổi đời hơn 100 năm, những ngày này cũng "đỏ lửa" suốt ngày đêm. Làng nghề có 27 hộ sản xuất, dự kiến dịp Tết năm nay cung ứng khoảng 150 tấn sản phẩm tàu hũ ky miếng lớn, tàu hũ ky tươi...

Bà Nguyễn Thị Xuân Hà (40 tuổi, ngụ xã Mỹ Hòa) nói: "Gia đình tôi có 5 đời làm nghề tàu hũ ky. Nhờ nghề này mà nuôi sống cả nhà và nuôi con cháu ăn học. Trung bình mỗi ngày, gia đình tôi sản xuất khoảng 100 kg tàu hũ ky với giá bán 120.000 đồng/kg nhưng ngày Tết thì công suất tăng lên gấp đôi".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo