xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

MINH CHIẾN

Việc sớm cụ thể hóa các cơ chế, chính sách để khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm là rất cần thiết nhưng các quy định cần tương thích, phù hợp với từng nhóm đối tượng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Rõ ranh giới giữa "đúng và sai"

Theo dự thảo do Bộ Nội vụ xây dựng, cán bộ cần phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá.

Cụ thể, đó phải là cán bộ có tư duy cách làm mới; dám đi đầu làm những việc mới, việc khó, phức tạp, chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng chồng chéo, mâu thuẫn, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Những cán bộ này được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước...

Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm - Ảnh 1.

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, điều hành hội thảo góp ý cho dự thảo nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, tổ chức ngày 28-3 ở TP HCM. Ảnh: TTXVN

PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng việc sớm cụ thể hóa các cơ chế, chính sách để khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm là rất cần thiết.

PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh đây là vấn đề đã được đặt ra từ lâu trong công tác cán bộ. Năm 2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Tuy nhiên, để cụ thể hóa chính sách, làm cơ sở cho các cấp, ngành cùng triển khai thực hiện thì chưa có.

Nhiều cán bộ có tư duy mới, dám đột phá nhưng không được khuyến khích, bảo vệ do ranh giới giữa "đúng và sai" chưa được minh định. Thậm chí, một số trường hợp khi thể hiện tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm còn bị cô lập ngay tại cơ quan mình công tác. Do đó, nếu không có cơ chế bảo vệ, khuyến khích sẽ khiến một bộ phận cán bộ nhụt chí, không dám đổi mới sáng tạo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

"Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công đã diễn ra nhiều năm nay; các bộ, ngành, địa phương đều kêu khó khăn, vướng mắc. Nếu chúng ta cho phép những cách làm sáng tạo, đột phá vì mục tiêu chung là giải ngân, đưa nguồn vốn vào đầu tư phát triển thì cần có cơ chế để bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm đó" - ông Nguyễn Trọng Phúc dẫn chứng.

Luật sư Bùi Anh Tuấn - Đoàn Luật sư TP Hà Nội - cũng đồng tình với sự cần thiết của việc ban hành nghị định nêu trên. Tuy nhiên, ông cho rằng cần có quy định rõ ràng, chi tiết hơn để phân biệt, làm rõ ranh giới giữa sáng tạo, đột phá vì lợi ích chung với lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.

Theo luật sư Bùi Anh Tuấn, trên thực tế công việc, có nhiều sáng kiến, đề xuất khi đưa ra được sự đồng thuận cao nhưng quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn, thậm chí một số vấn đề còn chưa được quy định trong hệ thống pháp luật. Cho nên, vấn đề này cần được nêu rõ trong dự thảo nghị định.

Luật sư Bùi Anh Tuấn gợi ý cơ chế bảo vệ cần phải nhất quán, xuyên suốt trong quá trình các đề xuất, sáng kiến, kế hoạch được triển khai để cán bộ, công chức yên tâm thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ chế trong dự thảo nghị định cần phải nghiên cứu cho đồng bộ với những quy định liên quan.

Có thể quy hoạch vượt cấp

PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng xây dựng cơ chế bảo vệ, khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm là vấn đề rất khó.

Theo ông Nguyễn Trọng Phúc, ở mỗi vị trí khác nhau - như cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính; cán bộ, công chức làm công tác nghiên cứu khoa học hay làm việc trong doanh nghiệp nhà nước - thì đòi hỏi về sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm cũng khác nhau. Do đó, các quy định về cơ chế, chính sách cần tương thích, phù hợp với từng nhóm đối tượng để bảo đảm tính khả thi.

Bên cạnh cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm thì cơ chế khuyến khích cũng rất được quan tâm.

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, đối với cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, khi có đề xuất đổi mới, kế hoạch hoặc đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao thì được khuyến khích bằng nhiều hình thức khác nhau.

Cụ thể, những cán bộ ấy được tuyên dương, biểu dương trước tập thể cơ quan, đơn vị và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Trong đánh giá hoàn thành nhiệm vụ cuối năm, họ được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được ưu tiên tạo điều kiện trong đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách khác; được quy hoạch, bổ nhiệm vào vị trí cao hơn vị trí đang đảm nhiệm hoặc bổ nhiệm, quy hoạch vượt cấp.

Theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, song song với cơ chế bảo vệ, cần có chính sách khuyến khích, tạo môi trường làm việc thuận lợi để cán bộ yên tâm đề xuất các sáng kiến, đề án có tính đột phá. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời những trường hợp có sáng kiến, đề xuất mang lại hiệu quả cho công việc chung.

Ông Trần Văn Khải nhìn nhận những cơ chế khuyến khích như được quy hoạch, bổ nhiệm vào vị trí cao hơn vị trí đang đảm nhiệm hoặc bổ nhiệm, quy hoạch vượt cấp là cần thiết. Song, cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng để tương thích với các quy định pháp luật hiện hành, bảo đảm việc triển khai trên thực tiễn được thuận lợi.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết về các cơ chế bảo vệ, khuyến khích cán bộ, sau khi dự thảo nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung được đưa ra lấy ý kiến các bên liên quan, bộ sẽ hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 

Ngăn chặn hành vi lạm dụng

Theo Bộ Nội vụ, trường hợp cán bộ thực hiện đề xuất đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho thực hiện, thực hiện thí điểm nhưng không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hay gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì được miễn xử lý trách nhiệm kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm trước pháp luật.

Tuy nhiên, dự thảo cũng nêu rõ cán bộ nếu có hành vi lạm dụng đề xuất được phê duyệt để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo