xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bản địa hóa nguồn nhân lực – chiến lược gắn bó thị trường Việt của DN nước ngoài

KIM ANH

(NLĐO) - “Bản địa hóa” nguồn nhân lực dần trở thành một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tối ưu bài toán kép việc làm và hiệu quả kinh tế.


Trước cơ hội từ sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, thị trường lao động trong nước đang chứng kiến những tín hiệu tích cực, đặc biệt từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Phát triển về "chất" lẫn "lượng"

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khu vực DN có vốn FDI tại Việt Nam đã và đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp. Tốc độ tăng lao động trong giai đoạn 2005-2017 bình quân tăng 7,72%/năm, cao hơn so với mức tăng trưởng lao động trong toàn nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác.

Một bộ phận lao động địa phương được tạo công ăn việc làm tại chỗ phần nào giải quyết tình trạng sinh viên ra trường đi tỉnh khác lập nghiệp hoặc lao động nhàn rỗi tại địa phương vì không kiếm được công việc ổn định.

Bản địa hóa nguồn nhân lực – chiến lược gắn bó thị trường Việt của DN nước ngoài - Ảnh 1.

Phát triển nguồn nhân lực địa phương trở thành định hướng trọng tâm của nhiều doanh nghiệp FDI

Đặc biệt, nhờ tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp FDI, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên người Việt trình độ cao từng bước được hình thành và dần tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Thậm chí, ở một số ngành nghề yêu cầu kỹ năng cao, nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng và chủ động sử dụng nguồn nhân lực trong nước cho các vị trí quan trọng, thay thế cho đội ngũ chuyên gia nước ngoài của chính doanh nghiệp.

Khai thác tiềm năng nguồn nhân lực Việt

Thực tế, một số doanh nghiệp FDI hoạt động trong các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, lại khá mới mẻ với lực lượng lao động trong nước, nên bước đầu ưu tiên sử dụng những nhân viên có kinh nghiệm từ tập đoàn mẹ. Tuy nhiên, qua thời gian hoạt động trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp dần nhận thấy tiềm năng từ nguồn lao động trẻ dồi dào, chịu khó, cầu tiến học hỏi.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, các chuyên gia kỹ thuật, quản lý gặp khó khi quay lại Việt Nam, nguồn nhân sự tại chỗ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Với tinh thần trách nhiệm cao, họ dần đảm nhiệm công việc vốn do đội ngũ nước ngoài thực hiện. Từ đó, nhiều doanh nghiệp, điển hình như công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam, xác định bản địa hóa nguồn nhân lực là kim chỉ nam cho hoạt động khai thác, phát triển nhân lực lâu dài.

Cụ thể, đơn vị đã có nhiều hoạt động đào tạo nội bộ giúp đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ tay nghề, giúp cải thiện hiệu quả công việc. Đơn cử như các chương trình đào tạo ngành sản xuất giấy và kỹ thuật điện cho cán bộ nhân viên phối hợp giữa công ty và các trường Đại học, Cao đẳng phía Nam. Công ty còn liên kết với các trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, Đại học Cần Thơ, Sở Lao động TBXH Hậu Giang và TP. Cần Thơ để tuyển dụng lao động địa phương.

Bản địa hóa nguồn nhân lực – chiến lược gắn bó thị trường Việt của DN nước ngoài - Ảnh 2.

Nhân viên, công nhân Việt đang dần trở thành lực lượng nòng cốt trong Công ty Lee & Man

Tính đến thời điểm hiện tại, chính sách bản địa hóa của công ty đã phát huy được hiệu quả khả quan. Trung bình trong 1.000 nhân viên của công ty thì có tới 950 người là người Việt, đa phần các nhân viên này đều được đào tạo bài bản và đảm nhận những vai trò nòng cốt của doanh nghiệp.

Công tác tại Lee & Man Việt Nam từ khi công ty vừa khởi công, chị Võ Thị Thủy - Chủ nhiệm bộ phận Hậu cần - cho biết bản thân được học hỏi và phát triển, tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc và quản lý qua các khóa đào tạo và chỉ dẫn tận tình của ban lãnh đạo, quản lý công ty.

"Công ty tạo điều kiện để nhân viên học hỏi thêm để nâng cao kiến thức. Tôi làm ở ký túc xá, lúc trước bỡ ngỡ chưa biết cách quản lý thế nào, bố trí sắp xếp phòng ốc ra sao thì ban lãnh đạo cũng hướng dẫn thêm để tôi biết cách làm và tiêu chuẩn của từng công việc", chị Thủy chia sẻ.

Ngoài kinh nghiệm công tác, chị Thủy và nhiều nhân viên khác được tạo điều kiện trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Hoa để phục vụ giao tiếp trong công việc và đời sống hàng ngày.

Không chỉ tập trung cải thiện chất lượng tay nghề, Lee & Man Việt Nam còn chú trọng chăm lo đời sống cho nhân viên thông qua chính sách đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm... Anh Lâm Vũ Cường, kỹ sư bảo trì, chia sẻ: "Ngoài lương, thưởng, anh chị em nhân viên còn được hỗ trợ nhà ở trong khu nhà tập thể của công ty. Gia đình tôi có chỗ ở khang trang, tiện nghi lại đỡ một phần chi phí mướn nhà ở lớn, gánh nặng kinh tế cũng giảm bớt".

Thông qua chính sách bản địa hóa của công ty, nhiều hộ gia đình tại Hậu Giang và các tỉnh, thành lần cận dần có được thu nhập ổn định hàng tháng, bớt lệ thuộc vào nghề trồng trọt, thuê mướn bấp bênh. Chất lượng cuộc sống tại địa phương vì thế cũng được cải thiện đáng kể. Con em người lao động được công ty hỗ trợ học phí, sau khi ra trường được nhận vào làm việc với mức lương khởi điểm 6-7 triệu đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo