xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Môi trường chưa thôi kêu cứu

Y Qua

Mưa lớn trên diện rộng kéo dài vừa nhấn chìm Hà Giang trong biển nước và bùn đất. Ngoài thiệt hại nhân mạng, tổn thất vật chất ước tính khoảng 20 tỉ đồng.

Xem những loạt ảnh, phóng sự truyền hình về tình cảnh ngập sâu ở TP Hà Giang, nhiều người đặt câu hỏi: Địa phương miền núi cao mà sao ngập nhanh và nặng đến vậy? Đơn giản là bởi: Ở thượng nguồn, rừng tự nhiên chẳng còn mấy, không giữ được nước mưa. Nước về nhiều, phía dưới khắp nơi đã bê-tông hóa, sông suối bị lấp nhiều thì biết chảy đi đâu (!?).

Trường hợp này không cá biệt. Mấy năm nay nhiều tỉnh cao nguyên đã "thấm" cảnh ngập lũ - chuyện trước đây chỉ thường xảy ra ở duyên hải miền Trung hay Tây Nam Bộ. Đà Lạt (Lâm Đồng), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã từng "no nước" cách đây không lâu.

Môi trường luôn là vấn đề cấp bách toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Những năm qua, hồi chuông ô nhiễm môi trường ở nước ta được gióng lên không dứt nhưng hệ sinh thái xung quanh con người vẫn liên tục chịu nhiều tổn thương. Rừng mất, diện tích trồng mới không đủ bù; xâm nhập mặn và nước biển dâng gây thất thu mùa màng và sạt lở nặng; nguồn nước suy thoái nghiêm trọng; ô nhiễm không khí ngày càng nặng nề; đại dương oằn mình gánh chịu rác thải nhựa và nước thải chưa qua xử lý; hàng loạt hệ thống sông trong Nam ngoài Bắc "hấp hối"…

Tác động của nó đến sức khỏe, tính mạng, sinh kế của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước là rất rõ ràng, trong khi các giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT), tái tạo môi sinh, phòng và chống xâm hại môi trường… chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường có khá nhiều, "Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" đã được Chính phủ ban hành từ năm 2022. Ngân sách chi cho BVMT, phục hồi sinh thái cũng không thiếu. Vậy thiếu thứ gì?

Thực tế cho thấy điểm yếu, khoảng hở trong ngăn ngừa vi phạm môi trường chủ yếu nằm ở con người, cụ thể là ở phía đội ngũ thực thi công vụ và ở cả phía người dân. Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV vào tuần trước, sau khi nêu tình trạng ô nhiễm nặng các con sông ở miền Bắc, một đại biểu hỏi: "Bộ trưởng nói là cần có thời gian. Nhưng tôi lấy ví dụ Ủy ban Lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã hoạt động sang nhiệm kỳ thứ 5 mà tình trạng ô nhiễm không giảm, vậy cần bao nhiêu thời gian nữa?". Bộ trưởng không trả lời thẳng câu này; còn cử tri theo dõi chất vấn thì chẳng biết địa chỉ trách nhiệm nằm ở đâu…!

Đối với lực lượng công vụ, chiến lược nói trên có nêu: "Quy định rõ trách nhiệm các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương về BVMT, đưa tiêu chí BVMT vào đánh giá kết quả công tác người đứng đầu…". Đối với người dân thì: "Nâng cao nhận thức, biến ý thức thành hành động BVMT của cộng đồng dân cư (…), chấp hành các quy định pháp luật về BVMT". Ngoài ra, Quốc hội mới đây đã "chốt" chuyên đề giám sát năm 2025 là việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT.

Chưa hẳn đã đủ, song vẫn mong bằng hàng loạt giải pháp, hành động kiên quyết, kịp thời, đồng bộ như thế, những tiếng kêu cứu từ môi trường sẽ dần thưa vắng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo