Ngày 9-4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết các rạn nhân tạo được thả xuống biển đã giúp nhiều loài thủy, hải sản có nơi trú ngụ và tránh được tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt. Việc này góp phần khôi phục nguồn lợi thủy sản.
Trước đó, vào năm 2019, với sự hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan, Cà Mau đã tổ chức thả 500 rạn nhân tạo xuống vùng biển Tây để làm nơi trú ngụ cho tôm, cá... Tổng kinh phí đúc số rạn nhân tạo này và các thiết bị như: máy dò cá, máy định vị... gần 2,7 tỉ đồng.
CLIP: "Đã mắt" khi xem đàn cá lội tung tăng dưới vùng biển Cà Mau
Những rạn nhân tạo có hình lập phương, cao gần 1m, được làm bằng bê-tông và thả cách đất liền khoảng 10 hải lý.
Tiếp nối thành công bước đầu của dự án, tỉnh Cà Mau đã đầu tư 2,6 tỉ đồng để đúc thêm 400 rạn nhân tạo để tiếp tục thả xuống biển vào năm 2022. Khi chưa thả rạn nhân tạo, những nơi này chỉ ghi nhận vài loài tôm, cá nhưng đến nay, có tới 78 loài đã đến đây trú ngụ và sinh sản.
Dưới đây là một số hình ảnh các loài cá, tôm tìm đến rạn nhân tạo để trú ẩn:
Các rạn bê-tông được thả xuống biển có hình lập phương, cao khoảng 1m
Rạn nhân tạo bằng bê-tông sau khi đúc hoàn thành sẽ được thả xuống biển
Khi chưa thả rạn nhân tạo, khu vực này chỉ có một vài loài cá, tôm nhưng giờ, 78 loài đã đến đây sinh sản, trú ẩn
Bình luận (0)