xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rác thải nhựa quá nhiều!

Bài và ảnh: Thu Hồng

Những ngày đầu tháng 6-2022, chúng tôi theo chân ông Phạm Văn Khanh - người thu gom rác dân lập trên địa bàn quận 5, TP HCM - tiến hành thu gom rác ở khoảng 100 hộ dân tại hẻm 809 Trần Hưng Đạo.

Hầu hết rác được người dân cho vào túi nhựa và không phân loại. Trong mớ rác hỗn độn, chúng tôi thấy rất nhiều túi nhựa lớn nhỏ dùng để đựng đồ ăn, thức uống, vỏ bao bì…

Với các túi rác đổ vào xe, ông Khanh nhặt lại những thứ bán được. Ông khoe: "50% thu nhập của người thu gom rác dân lập nhờ tiền bán đồ ve chai. Những thứ tái chế được trong rác sinh hoạt, chúng tôi đều nhặt sạch". Song, theo ông Khanh, túi nhựa không được nhặt lại vì không ai thu mua. Nếu túi nhựa dùng một lần được thu mua thì người thu gom rác có thể kiếm thêm thu nhập, chưa kể rác khi chôn lấp không còn phế liệu này.

Ông Khanh cho biết lượng rác nhựa lẫn trong rác sinh hoạt chiếm đến 40%. Để chứng minh, ông nhặt sạch rác nhựa trong xe. Thay vì mất 1 giờ để thu gom rác sinh hoạt ở 100 hộ dân, ông phải mất thêm 1 giờ để nhặt hết rác nhựa. Trong 2 giờ thu gom, ông đã nhặt được gần 12 kg rác nhựa.

Theo anh Nguyễn Văn Vui - người thu gom rác dân lập ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM - mỗi ngày anh thu gom 4 chuyến rác với xe lôi tự chế, nhặt ra 40 - 45 kg phế liệu các loại, nhiều nhất là giấy và nhựa. Đó là chưa kể một lượng lớn rác thải nhựa không được anh nhặt lại vì không có thời gian cũng như không có chỗ chứa.

Rác thải nhựa quá nhiều! - Ảnh 1.

Rác nhựa rất nhiều trong rác sinh hoạt, không được phân loại từ nguồn

Anh Vui cho biết hiện nay, các vựa rác tái chế chỉ thu mua túi nhựa lớn, sạch, khô ráo với giá 1.000 - 3.000 đồng/kg tùy thời điểm. "Lượng rác phải gom mỗi ngày rất lớn nên chúng tôi không có thời gian giặt sạch túi nhựa để bán, cũng không có nơi trữ nên đành để chung với rác sinh hoạt" - anh băn khoăn.

Đầu năm 2022, UBND TP HCM đã ban hành quyết định tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Để thu hồi, tái chế rác hiệu quả, đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP HCM cho rằng cần xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải tái chế từ chương trình phân loại rác tại nguồn.

Theo đó, những chất thải không còn giá trị cũng phải được thu gom và tái chế. Muốn hiệu quả, phải xây dựng mạng lưới thu gom rộng khắp. Muốn khuyến khích thu hồi lượng lớn rác thải nhựa thì giá thu gom phải là giá thị trường, cạnh tranh… Đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP HCM cho biết công ty đang thực hiện Đề án Xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải tái chế từ chương trình phân loại rác tại nguồn.

Ông Phạm Văn Khanh, Phó Giám đốc Liên hiệp HTX Môi trường Đồng Tâm, đề xuất TP HCM nên xây dựng cơ sở thu gom, tái chế túi nhựa cả sạch lẫn bẩn với giá cả hợp lý. Túi nhựa nào tái chế được thì tái chế, không thì mang vào nhà máy đốt rác phát điện. Lúc đó, người thu gom rác sẽ nhặt sạch túi nhựa có trong rác sinh hoạt trước khi đưa đến bãi chôn lấp để có thêm thu nhập. Lượng rác nhựa chôn lấp sẽ giảm rất nhiều, giúp giảm ngân sách xử lý cho nhà nước. TP HCM có thể san sẻ ngân sách dùng chi trả chôn lấp rác, vận động người dân phân loại rác tại nguồn… để đầu tư nhà máy thu gom, xử lý túi nhựa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo