xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung tướng Nguyễn Bình - Tấm gương về sự kiên trung

Bài và ảnh: ĐÌNH LÝ

Trung tướng Nguyễn Bình là nhà quân sự tài năng, đức độ, bản lĩnh; tấm gương về sự kiên trung với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân

Sáng 21-7, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM tổ chức hội thảo khoa học "Trung tướng Nguyễn Bình - nhà quân sự tài năng, đức độ" nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của ông (30.7.1908 - 30.7.2023).

Vị tướng tài năng

Với 60 tham luận gửi đến Ban Tổ chức và ý kiến phát biểu tại hội thảo đã đánh giá sâu sắc, toàn diện về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp to lớn cũng như phẩm chất cách mạng cao đẹp của Trung tướng Nguyễn Bình. Trong đó, các ý kiến đều khẳng định Trung tướng Nguyễn Bình là vị tướng tài năng được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy cử vào chỉ huy cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Theo PGS-TS Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, sau Cách mạng Tháng Tám 1945, lực lượng vũ trang Nam Bộ, đặc biệt ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, được hình thành từ nhiều nguồn, gồm nhiều thành phần, có thái độ chính trị và ý chí chiến đấu khác nhau. Cuộc kháng chiến chống Pháp mở đầu từ ngày 23-9-1945 ngày càng quyết liệt, mà không có một Bộ Tư lệnh chung để thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang gồm nhiều thành phần, gốc gác và chí hướng khác nhau.

Trung tướng Nguyễn Bình - Tấm gương về sự kiên trung - Ảnh 2.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê (bìa trái) trao đổi cùng các đại biểu bên lề hội thảo

Trước tình hình đó, cùng với việc chấn chỉnh về tổ chức Đảng, chấm dứt tình trạng 2 Xứ ủy - Giải phóng và Tiền phong cùng tồn tại, thành lập xứ ủy thống nhất lâm thời thì công tác thống nhất lực lượng vũ trang ở Nam Bộ, đặc biệt là vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trở nên cấp bách. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng "Thập nhị sứ quân" rất bất lợi cho cách mạng.

Vì vậy, tháng 10-1945, Trung tướng Nguyễn Bình được Bác Hồ chọn làm Tư lệnh Quân Giải phóng Nam Bộ, khi ông chưa phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi ông là người hiểu rõ miền Nam, có tinh thần ái quốc, ái dân; có uy, bản lĩnh, trình độ và ý chí làm thủ lĩnh để "bình thiên hạ" nhằm cho "an sinh hòa mục".

Thiếu tướng, PGS-TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, cho rằng từ một người yêu nước, tham gia Quốc dân Đảng, sau đó giác ngộ cách mạng, tham gia thành lập và chỉ huy Chiến khu Đông Triều, tham gia và tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Phòng, Hải Dương, nhận nhiệm vụ vào Nam Bộ tổ chức và chỉ huy kháng chiến rồi mới trở thành đảng viên cộng sản, đó là con người Nguyễn Bình, một cốt cách, một bản lĩnh, một tài năng.

Sẵn sàng xông pha, đương đầu nguy hiểm

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng khẳng định Trung tướng Nguyễn Bình là người có công lao thu phục, xây dựng và thống nhất các lực lượng vũ trang ở Nam Bộ.

PGS-TS Trần Thị Mai, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, cho biết gần 6 năm gắn bó với chiến trường Nam Bộ trong cuộc trường chinh kháng Pháp, Trung tướng Nguyễn Bình đã đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực: Thống nhất các lực lượng vũ trang kháng Pháp; thành lập trường quân chính đào tạo đội ngũ cán bộ "vừa hồng vừa chuyên" đáp ứng yêu cầu chỉ huy cho hệ thống quân đội miền Đông Nam Bộ; xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa bảo đảm lực lượng và hậu cần cho kháng chiến. Đối với Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, Trung tướng Nguyễn Bình góp công đầu trong thống nhất các lực lượng vũ trang, thành lập nên các lực lượng Ban Công tác Thành (sau là Biệt động Thành) và Tự vệ Thành.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê khẳng định Trung tướng Nguyễn Bình là người cộng sản chân chính ngay từ khi chưa là đảng viên, một tài năng quân sự bẩm sinh, người chỉ huy có tư chất đặc biệt.

Bên cạnh đó, Trung tướng Nguyễn Bình là tấm gương về sự kiên trung với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân của Đảng; tấm gương về lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ; tấm gương về sự gắn bó mật thiết với nhân dân, phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân.

Đặc biệt, Trung tướng Nguyễn Bình là tấm gương về sự can đảm, sẵn sàng xông pha, đương đầu vào nơi nguy hiểm và những thời điểm khó khăn nhất. Ông dám tay cầm súng ngắn cùng một tiểu đội du kích chỉ với 5 người xông vào đồn giặc, bắt chúng quy hàng; dám lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở cả một tỉnh khi mà cả nước chưa tổng khởi nghĩa; dám nhận trách nhiệm làm tư lệnh cả một chiến khu; tự nhận thấy mình chưa phải là đảng viên cộng sản nhưng khi được giao làm Đặc phái viên của trung ương vào chỉ huy Nam Bộ kháng chiến, ông đã nhanh chóng lên đường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trung tướng Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh ngày 30-7-1908, tại thôn Yên Phú, xã Tịnh Tiến (nay là xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tháng 1-1948, ông được phong quân hàm Trung tướng, là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1951, ông được trung ương triệu tập ra Bắc báo cáo tình hình Nam Bộ. Trên đường thi hành nhiệm vụ, ông bị địch phục kích và hy sinh ngày 29-9-1951. Trung tướng Nguyễn Bình được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo