icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo ngày càng lớn

Hiếu Nghi

Những ngày này mạng xã hội xôn xao với việc lật tẩy món lòng se điếu

Đây là một món ngon của rất nhiều người hay dùng và bán tràn lan kể cả trên mạng và nhiều quán ăn. Nếu quả thật món ăn này là hàng đểu thì hậu quả rất khó lường.

Thực tế thì một số lò mổ heo đã nói rõ, món lòng này quá hiếm hoi, làm cả trăm con heo chưa chắc có được một con có lòng se điếu thì việc bán tràn lan là thậm vô lý. Nên sự xuất hiện của nó ẩn hàm nhiều nội dung bất an và cần các cơ quan chức năng sớm có kết luận để bảo vệ người tiêu dùng. Trong khi chờ kết quả thì cách tốt nhất vẫn là tránh xa nó ra, chứ không khéo món ăn khoái khẩu lại trở thành… á khẩu.

Trước món lòng se điếu, trên chợ mạng hoặc các cơ sở kinh doanh cũng quảng cáo món huyết yến (yến sào) đại bổ. Theo y văn thì món này đại bổ thật nhưng lấy đâu ra để bán tràn lan như thế. Đặc sản này do con chim yến khi nhả dãi có lẫn huyết của chính nó mới được gọi như vậy. Ngay thời xưa, món huyết yến chỉ hiếm hoi có được và cũng chỉ cung cấp cho cung đình. Nhưng thông tin này là thật: tại Malaysia, Trung Quốc cơ quan chức năng phát hiện nhiều cơ sở sản xuất huyết yến bằng cách dùng nitrite nhuộm màu cho tổ yến. Hàng hóa đã được bán tràn lan. Còn nitrite thì là chất rất độc đối với con người, nhất là trẻ em chỉ với liều 0,01 mg/l. Ngay cả hiện nay, không phải nhà chuyên môn cũng chưa thể phân biệt được yến sào thật hay giả chứ nói gì đến huyết yến.

Đó là những món "độc, lạ", còn những thực phẩm thông thường dùng hằng ngày ẩn tàng nguy cơ mất an toàn thực phẩm nguy hiểm hơn nhiều. Trước đó là sữa giả, tiếp theo là giá đỗ ngâm hóa chất… bán tự do trong các siêu thị, nhà thuốc cả một thời gian dài mà các cơ quan quản lý chuyên ngành chẳng phát hiện được cho đến khi cơ quan công an vào cuộc. Con số cả trăm vụ ngộ độc thực phẩm mỗi năm cũng đã nói lên được thực trạng đáng lo như thế nào. Đó là chưa kể những loại thực phẩm tươi sống tồn tại dư lượng thuốc trừ sâu, ngâm hóa chất độc hại, bảo quản không an toàn… khi sử dụng tích tụ dần trong cơ thể người dùng.

Bức tranh này quá đáng ngại nhưng càng đáng ngại hơn là những lỗ hổng về mặt quản lý, kiểm tra, kiểm soát vẫn luôn hiện diện để thực phẩm bẩn tràn vào thị trường. Đơn cử như vụ sữa giả, Bộ Công Thương, Bộ Y tế không thấy mình liên đới. Vấn đề được đẩy xuống cơ quan chức năng địa phương và cho đến giờ này cũng chưa thể chỉ rõ trách nhiệm cụ thể ở đâu. Cơ chế quản lý như thế này là khó có thể chấp nhận, bởi thực phẩm là hàng tiêu dùng bắt buộc, nếu mất an toàn chúng sẽ giết người và có thể ảnh hưởng đến thể chất của cả thế hệ công dân.

Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế xanh, cuộc sống xanh, nâng cao chất lượng sống của người dân thì không thể chấp nhận nguồn hàng hóa quan trọng và cực kỳ thiết yếu là thực phẩm bị mất an toàn, nguy hiểm lưu hành hằng ngày. Trách nhiệm này phải đặt lại rõ ràng, nêu địa chỉ và phải đặt ra chiến lược, kế hoạch cụ thể của từng cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ gác cửa an toàn thực phẩm. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo