xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất cải tiến Tiếng Việt là cái mới, sao vội "ném đá"?

CHÂU NAM

Chưa đọc sách của tác giả, các nhà bình luận chuyên nghiệp còn chưa kịp đánh giá, mà sao nhiều người đã vội miệt thị cái mới ngay và luôn?

PGS-TS Bùi Hiền, cũng như nhiều thế hệ nhà ngôn ngữ khác, họ có góc nhìn và công việc của họ. Các anh chưa đọc sách của tác giả viết, các nhà bình luận chuyên nghiệp còn chưa kịp đánh giá, đã "ném đá" cái mới ngay và luôn.

Cơn bão miệt thị đó, hỏi có ích gì cho cái mới, ngoài thỏa mãn cảm xúc đám đông?

Có một tảng đá nằm trên lối đi. Người thứ nhất chọn cách vượt qua, người thứ hai đi vòng qua, người thứ ba thì tìm cách đưa cục đá đi chỗ khác. Mỗi người có một góc nhìn, một cách làm đối với cùng một việc. Ai trong chúng ta cũng đôi lần viết sai chính tả, đó là một cản trở, và mỗi người có một cách nhìn về hiện tượng này.

Kỳ thị cái mới

Chưa nói đến chuyên môn "đúng" hay "sai", chỉ riêng thái độ cười cợt ý tưởng mới, miệt thị cái mới, cũng đủ bóp nghẹt bầu không khí trao đổi, học thuật; giết chết cơ hội đưa ra cái mới. Thái độ kỳ thị với cái mới, là cách để một dân tộc phát triển sao? Chưa bao giờ điều đó là khôn ngoan. Người Phương Tây khuyến khích trẻ con khám phá cái mới, anh khen ngợi đó là lý do Phương Tây phát triển vượt bực trong mấy trăm năm qua. Anh khen ngợi cuộc cách mạng Duy Tân vĩ đại của Nhật Bản, trong đó có vai trò của chữ viết mới trong ngôn ngữ Nhật Bản, nhưng anh lại bực mình cái thiết kế mới của ông Bùi Hiền, ngay cả khi giới chuyên môn còn chưa kịp đọc và bình luận.

Phương Tây, Nhật Bản và ngay bản thân anh cũng vậy, trên đường hoàn thiện khám phá, trước tiên anh phải để cái mới xuất hiện. Nếu không, cơ hội nào để biết cái dở cái sai của nó. Cái mới vừa xuất hiện với vẻ bên ngoài kỳ lạ hoặc khác ý anh, anh "đập" ngay. Sợ hãi cái lạ ngay khi chưa biết bản chất của nó là cảm xúc thường gặp nhưng chặn đứng nó, đập tan nó, đâu phải là cách xây dựng, càng không thể tạo ra môi trường tốt để nảy nở cái mới.

Cái mới đụng chạm đến quyền lợi trực tiếp của anh, anh ngại phải tập viết lại. Anh bèn miệt thị nó ngay từ đầu? Miệt thị cái mới khi chưa khảo sát nó, hùa theo đám đông để thấy yên ổn trong cái cũ, chỉ để không phải ra khỏi cái kén. Theo cách đó, anh có thể bước qua cản ngại ngay lúc này của riêng anh, song do cái mới chưa được khảo sát, rất có thể con cháu phải khiêng cái cục đá đó cho thoáng. Chỉ cho mình cơ hội có lợi cho mình là ích kỷ.

Tranh biện bằng lý lẽ đi!

Anh có quyền phản bác. Không phải cứ PGS-TS là luôn chính xác. Anh có đủ lý lẽ, hãy phản bác. Cảm xúc miệt thị không làm cho lý lẽ mạnh hơn, chỉ là ngụy biện lấy cảm xúc thuyết phục.

Anh có quyền đưa ra lý lẽ để chứng minh chỗ này sai hoặc sai hoàn toàn. Anh có quyền chứng minh chỗ này đúng hoặc đúng hết. Điều đó giúp mọi người có thông tin mới và ai cũng được lợi trên đường tiến lên tri thức cao hơn. Kiểu này chẳng những không tạo ra được chút thông tin mới nào mà còn thui chột tinh thần khám phá cái mới. Anh đòi cái mới phải tốt ngay ban đầu sao? Tốt thôi. Nhưng ảo tưởng. Cái gì cũng phải trả giá. Ban đầu cái mới có thể tốt ngay nhưng phần lớn mọi thứ thì tiến hóa dần lên. Hãy nhìn chiếc xe đạp một thế kỷ qua mà xem, mỗi thế hệ lại thêm một điều mới. Anh cũng thấy rồi, có cái phải bỏ đi thay cái mới hoàn toàn.

Và cái mới vẫn có thể thất bại hoàn toàn ngay từ đầu, thậm chí vẫn thất bại đến một ngàn năm sau - đó là cỗ máy tự bảo toàn năng lượng. Nhưng không vì cái mới thất bại mà thói cố thủ trong cái cũ, thái độ kỳ thị cái mới trở nên có ích. Trái lại, tinh thần can đảm chấp nhận cái mới thất bại, cung cấp lý lẽ xác đáng chứng minh được cái mới sai, thì mới học được từ cái thất bại. Khám phá bao gồm đúng và sai là cách trí tuệ làm việc. Không ai trốn tránh được điều này.

Đá bóng sao lại đá người?

Một lần nọ, anh lỡ đánh rơi làm cái ly vỡ. Có người nói con người anh luôn luôn hậu đậu. Anh không chịu câu đó. Và anh đúng. Bởi sự thật là anh chỉ vụng về lần đó thôi, phần lớn phẩm chất của anh là hoàn thành tốt mọi việc. Anh có thể và có quyền phê bình cuốn sách của PGS-TS Bùi Hiền. Nhưng bỏ bóng đá người là ngụy biện công kích cá nhân. Anh hoàn toàn có quyền phê bình đề xuất do tác giả đưa ra, nhất là các khía cạnh mà cuốn sách chuyên về chữ viết không đề cập như kinh tế, lịch sử, văn hoá và hành vi. Việc bình luận này giúp mở rộng tầm nhìn, mở rộng suy tư về cách làm hoặc huỷ bỏ. Nó tạo ra văn hóa học thuật và giúp thăng tiến ứng xử với cái mới.

Còn như chỉ "ném đá" vào cá nhân, anh đã trở nên là một phần nguyên nhân làm suy yếu văn hóa tranh luận, anh không vô can trong tiến trình xã hội mất khả năng phản biện. Công kích cá nhân chỉ làm bộc lộ rõ anh không đủ khả năng và bản lĩnh bàn vào công việc. Người ta bỏ tiền túi ra làm một cuốn sách, anh "ném đá" khi còn chưa mua nó để đọc xem nó dở hay thế nào. Là kiểu thái độ gì vậy?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo