xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Người vô hình" VPF và những chuyện dở khóc dở cười!

Hoàng Tú - Ảnh: Hải Anh

(NLĐO) - Tháng 4-2019, Ban Kỷ luật VFF 2 lần ra quyết định phạt các đối tượng liên quan ở Cúp Quốc gia và V-League là 2 lần Ban Giải quyết khiếu nại VFF hủy bỏ và ra quyết định mới!

1. Ngày 2-4, Ban Kỷ luật LĐBĐ Việt Nam (VFF) phạt treo giò cầu thủ CLB Cần Thơ Nguyễn Văn Quân hết lượt đi mùa Giải Hạng Nhất 2019, tương đương 11 trận đấu. Ngoài ra, cầu thủ này còn phải nộp phạt 20 triệu đồng.

Pha bóng khiến Nguyễn Văn Quân bị phạt là tình huống trong trận đấu vòng loại Cúp Quốc gia 2019 gặp CLB Bình Phước ngày 30-3 trên sân Bình Phước. Quân đã sút bóng thẳng về lưới nhà từ một quả đá phạt ở biên phải. Theo luật, trọng tài không công nhận bàn thắng nhưng người hâm mộ rất thất vọng trước phong cách thi đấu phản cảm của Quân.

Người vô hình VPF và những chuyện dở khóc dở cười! - Ảnh 1.

Nguyễn Văn Quân thi đấu phản cảm trong trận đấu vòng loại Cúp Quốc gia

Hành động của Quân không chỉ ảnh hưởng đến các thành viên CLB Cần Thơ mà anh cũng làm mất giá hình ảnh Cúp Quốc gia vốn thu hút ít khán giả lẫn nhà tài trợ, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh bóng đá Việt Nam. Trước những lý do này, dù không có chứng cứ Quân tiêu cực nhưng Ban Kỷ luật VFF vẫn phạt nặng anh để làm gương với quyết tâm xây dựng lại bóng đá sạch cho Việt Nam.

Thế nhưng, ngày 23-4, Ban Giải quyết khiếu nại VFF đã có quyết định giảm án khi chỉ treo giò Nguyễn Văn Quân 7 trận, sau khi CLB Cần Thơ có đơn khiếu nại liên quan đến án treo giò hết lượt đi của Ban Kỷ luật VFF.

2. Ngày 24-4, Ban Kỷ luật VFF phạt Ban Tổ chức trận Hà Nội – Hải Phòng 70 triệu đồng; đồng thời cấm trận Hà Nội - TP HCM ở vòng 7 V-League ngày 27-4 thi đấu trên sân Hàng Đẫy không có khán giả do đã để CĐV đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy tại vòng 6 V-League ngày 21-4.

Một lần nữa, ngày 26-4, Ban Giải quyết khiếu nại VFF đã hủy bỏ quyết định của Ban Kỷ luật VFF sau khi nhận đơn khiếu nại của Công ty Cổ phần Thể thao T&T (CLB Bóng đá Hà Nội). Quyết định mới của Ban Giải quyết khiếu nại VFF chỉ giữ mức phạt 70 triệu đồng đối với Ban Tổ chức trận đấu Hà Nội - Hải Phòng nhưng dỡ bỏ án phạt cấm Ban Tổ chức sân Hàng Hàng Đẫy một trận không có khán giả.

Người vô hình VPF và những chuyện dở khóc dở cười! - Ảnh 2.

CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng

Quan điểm khác nhau ở vụ việc Nguyễn Văn Quân còn có thể giải thích khi đó là quyết định mang nặng phần cảm tính. Thế nhưng, với quyết định đưa ra khác nhau khi liên quan đến vụ việc đốt pháo sáng mà cả 2 ban cùng dựa vào Khoản 2 Điều 68 Quy định về kỷ luật của VFF để xét, thì cần phải được VFF xử lý đến nơi đến chốn. VFF cần chấm dứt hiện tượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ máy điều hành của bóng đá Việt Nam.

VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp, Ban Kỷ luật và Ban Giải quyết khiếu nại là 2 ban độc lập do Ban Chấp hành VFF bầu chọn. Hai ban này sẽ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Ban Chấp hành VFF và mọi người. Thế nhưng, nếu để tình trạng nêu trên kéo dài, không giải quyết triệt để, khán giả sẽ hoàn toàn mất niềm tin vào VFF. Thậm chí, những ngày qua, không ít người lầm tưởng hiện tượng "bất thường" này do lỗi hoàn thuộc về VFF.

Trong khi đó, có một tổ chức mà suốt tháng 4 này chưa ai nhắc đến và bỏ quên. Đó là VPF – công ty tổ chức hệ thống thi đấu bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Hai quyết định liên quan đến cầu thủ Cần Thơ Nguyễn Văn Quân và hiện tượng đốt pháo sáng đều diễn ra ở 2 giải đấu do VPF phụ trách. VPF im lặng, còn người được VPF giao trách nhiệm điều hành 2 giải Cúp Quốc gia và V-League là Phó Tổng giám đốc Nguyễn Trọng Hoài suốt thời gian qua như "người bên lề".

Mà ông Hoài là ai? Năm ngoái, ông Hoài còn là Giám đốc Điều hành CLB Thanh Hóa, đầu tháng 1-2019 mới về VPF và được giao chức phó tổng giám đốc rồi nhanh chóng được giao chức Trưởng Ban điều hành V-League, Cúp Quốc gia, Giải Hạng Nhất 2019. 

Lướt sơ qua quá trình hoạt động bóng đá của ông Hoài để thấy và hiểu rằng ông  không hề có kinh nghiệm hay trải qua thực tế quản lý, điều hành các giải của hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Nhìn lại những người từng ngồi vào vị trí này như các ông Ngô Tử Hà, Dương Nghiệp Khôi, Trần Duy Ly, Nguyễn Minh Ngọc... - tất cả đều trải qua quá trình "nằm gai nếm mật" với môi trường phức tạp của các giải bóng đá đỉnh cao ở Việt Nam.

Ông Hoài trở thành "người bên lề" như thế này là lỗi do ai? Vì sao ông Hoài nói riêng và VPF nói chung lại "mất hình, mất tiếng"? Nếu không chấn chỉnh kịp thời, chắc chắn thời gian tới, bóng đá Việt Nam sẽ còn lắm chuyện dở khóc, dở cười!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo