xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bị cáo "bảo mẫu" chùa Bồ Đề không có mặt tại tòa

N.Quyết

(NLĐO)- Phiên toà xử “bảo mẫu” chùa Bồ Đề (TP Hà Nội) mua bán trẻ em sáng nay 28-8 đã hoãn do vắng quá nhiều thành phần. Bị cáo cũng không được dẫn giải đến toà.

 

Phiên tòa xét xử vụ án mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề đã phải hoãn vì vắng mặt nhiều thành phần liên quan
Phiên tòa xét xử vụ án mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề đã phải hoãn vì vắng mặt nhiều thành phần liên quan

Sáng 28-8, TAND quận Long Biên (TP Hà Nội) mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán trẻ emchùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) xảy ra vào đầu năm 2014 gây xôn xao dư luận.

Tuy nhiên, phiên toà diễn ra khá muộn, hơn 9 giờ toà mới bắt đầu làm việc. Trái với dự đoán, sáng 28-8 có rất ít người tham dự. Các bị cáo Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang cũng không có mặt tại toà.

Tại phần làm thủ tục phiên tòa (vẫn chưa có mặt các bị cáo), thư ký toà thông báo anh Vũ Xuân Trường, bố đẻ của cháu Phạm Gia Bảo (tức Cù Nguyên Công, bị hại trong vụ án) vắng mặt không lý do. Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này Nguyễn Văn Vũ, Phạm Đức Hữu cũng không có mặt tại tòa.

Sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa . Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc không có mặt các bị cáo tại toà, thư ký toà cho biết đã trích xuất được bị cáo song do vắng nhiều thành phần nên không dẫn giải tới toà.

Thời gian xét xử lại vẫn chưa được HĐXX ấn định.

Hai bị can Nguyễn Thị Thanh Trang (bên trái) và Phạm Thị Nguyệt
Hai bị can Nguyễn Thị Thanh Trang (bên trái) và Phạm Thị Nguyệt

Trong vụ án mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề, hai bị can phải ra trước vành móng ngựa là Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, trú tại phường Ninh Sơn, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (37 tuổi, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em”.

Theo cáo trạng, ngày 30-7-2014, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội nhận được đơn của anh Nguyễn Thành Long, ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội tố giác về việc tại chùa Bồ Đề đã bán cháu Cù Nguyên Công (cháu trai mà anh Long nhận làm cha đỡ đầu).

Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra và xác định, Nguyệt đã mua cháu Cù Nguyên Công từ chùa Bồ Đề vào tháng 1-2014. Kiểm tra nơi ở của Nguyệt, cơ quan điều tra còn phát hiện Nguyệt đang nuôi cháu Phạm Đức Anh (SN 2012) và cháu Phạm Gia Hân (tức “Trần Vũ Gia Hân”, SN 2013).

Nguyệt khai, do thỉnh thoảng đi lễ tại chùa Bồ Đề nên quen và biết Trang làm quản lý nhà Mở (trông trẻ) ở chùa Bồ Đề, làm nhiệm vụ trông nom trẻ ở chùa Bồ Đề, giúp việc cho ni sư Thích Đàm Lan. Nguyệt nhờ Trang tìm cho một cháu trai khỏe mạnh để Nguyệt nhận làm con nuôi và hứa sẽ bồi dưỡng tiền cho Trang.

Trang cho Nguyệt biết anh Long cũng muốn nhận nuôi cháu Công và hứa gửi công đức cho nhà chùa số tiền là 50 triệu đồng. Vì vậy, Trang nói nếu Nguyệt muốn nhận nuôi cháu Công thì chi tiền. Nguyệt đồng ý và hứa sẽ đưa cho Trang số tiền 40 triệu đồng khi nhận được cháu bé.

Trẻ em ở chùa Bồ Đề bị đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội sau khi xảy ra vụ án
Trẻ em ở chùa Bồ Đề bị đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội sau khi xảy ra vụ án

Sau đó, Trang hướng dẫn chị Hà (mẹ đẻ cháu Công) đến chùa Bồ Đề viết đơn xin lại con với mục đích để đưa cháu Công ra khỏi chùa. Ngày 1-1-2014, sau khi làm xong thủ tục tại chùa Bồ Đề, Nguyệt đã tới nhận cháu Công. Nguyệt đưa 35 triệu đồng cho Trang.

Sau khi nhận được tiền của Nguyệt, Trang đã gửi 10 triệu đồng vào tài khoản của chị Hà, còn 25 triệu đồng Trang chi tiêu cá nhân hết. Nguyệt mang cháu Công về nuôi dưỡng cùng 2 cháu Phạm Đức Anh và Phạm Gia Hân. Quá trình nuôi dưỡng, cháu Công bị mắc bệnh sởi nặng và tử vong vào ngày 24-6-2014.

Vụ án đã gây xôn xao dư luận khiến UBND TP Hà Nội phải vào cuộc chỉ đạo và phối hợp với chùa Bồ Đề chuyển phần lớn cháu bé và người già cơ nhỡ vào các trung tâm bảo trợ xã hội trong tháng 8-2014.

Trong diễn biến khác, trong thời gian chuẩn bị đưa ra xét xử, TAND quận Long Biên đã nhận được 2 đơn tố cáo về việc bị Nguyệt lừa đảo chiếm đoạt hàng chục triệu đồng nên đã trả hồ sơ vụ án đề nghị VKSND điều tra, làm rõ về hành vi này của bị can Phạm Thị Nguyệt.

Hình ảnh các cháu bé ở chùa Bồ Đề
Hình ảnh các cháu bé ở chùa Bồ Đề

Trước khi vụ việc xảy ra, chùa Bồ Đề được biết đến là nơi nương tựa của nhiều mảnh đời cơ nhỡ và trẻ em không nơi nương tựa. Theo thống kê, trước khi bàn giao, chùa Bồ Đề có 194 người, trong đó có 92 trẻ em (55 trẻ từ 0-6 tuổi; 37 trẻ từ 6-16 tuổi); 7 người tàn tật trên 16 tuổi và 27 người cao tuổi; 9 người cơ nhỡ.

Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Đối với nhiều trẻ em;

đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

e) Để đưa ra nước ngoài;

g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;

i) Tái phạm nguy hiểm;

k) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo