xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đầu xử án hôn nhân và gia đình

Di Lâm

Không ít vụ án hôn nhân và gia đình tưởng chừng đơn giản nhưng lại trải qua nhiều vòng tố tụng...

Mới đây, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP HCM xét xử giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của Chánh án TAND Cấp cao tại TP, hủy bản án phúc thẩm vụ án "Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con"; đồng thời giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với vụ kiện này.

Hai lần hủy án

Hồ sơ ghi nhận năm 2018, bà Đ.T.K.H đồng ý giao con trai (SN 2015) cho ông N.N.P.B.L trực tiếp nuôi dưỡng sau ly hôn. Một thời gian sau, bà H. phản ánh chồng cũ nhiều lần ngăn cản bà đến thăm, chăm sóc con nên bà khởi kiện, yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Phía bị đơn phủ nhận cáo buộc này, cho rằng nguyên đơn về thăm con bất chợt, có nhiều yêu cầu không phù hợp nên ông không đồng ý giao con. Xét xử sơ thẩm, tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện, chuyển quyền trực tiếp nuôi con sang nguyên đơn. Không chấp nhận, bị đơn kháng cáo. Cùng đó, cơ quan công tố kháng nghị theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện.

Cuối năm 2020, tòa phúc thẩm tuyên bố hủy án sơ thẩm với lý do cấp sơ thẩm thu thập chưa đầy đủ chứng cứ khi không làm rõ, không yêu cầu nguyên đơn chứng minh bị đơn không còn đủ điều kiện nuôi con; không xác minh thông tin tại địa phương…

Từ đề nghị của nguyên đơn gửi lên, Chánh án TAND Cấp cao tại TP HCM đã kháng nghị bản án phúc thẩm theo hướng giữ nguyên bản án sơ thẩm. Căn cứ hồ sơ, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP HCM đồng tình với tòa sơ thẩm về kết luận việc người mẹ thường xuyên gần gũi, chăm sóc là cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như ổn định tâm sinh lý của trẻ. Hơn nữa, hồ sơ thể hiện cháu bé hay đau ốm; bị đơn thường xuyên đi công tác xa nhà… Việc bị đơn viện nhiều lý do nhằm từ chối nguyên đơn thăm gặp con là vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình. Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP HCM khẳng định tòa sơ thẩm thu thập đầy đủ, rõ ràng toàn bộ chứng cứ. Tại tòa phúc thẩm, bị đơn không cung cấp thêm bằng chứng mới… Vì vậy, việc tòa sơ thẩm chấp nhận giao quyền nuôi con về người mẹ là phù hợp quy định pháp luật.

Đau đầu xử án hôn nhân và gia đình - Ảnh 1.

Minh họa: KHỀU

Thiếu sót ở khâu xác định giá trị tài sản

Vụ kiện "Tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn" giữa bà L.T.H với ông N.S.T là một điển hình của việc cơ quan xét xử thiếu sót ở khâu xác định giá trị tài sản khi phân chia tài sản sau ly hôn.

Sau khi kết hôn, hai đương sự tạo lập một cơ sở kinh doanh ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Đến năm 2020, hai người ly hôn, tự lập văn bản thỏa thuận về việc phân chia lợi nhuận từ cơ sở kinh doanh kể trên. Theo đó, ông T. hưởng 65%, bà H. hưởng 35% lợi nhuận.

Một thời gian sau, bà H. cáo buộc ông T. giữ toàn bộ tiền bán hàng, không chịu chia tiền như cam kết ban đầu. Bà H. khởi kiện, yêu cầu ông T. chia tiền vốn góp, lợi nhuận trong thời gian kinh doanh và tiền đặt cọc nhà. Không đồng ý, bị đơn giải thích ông có trả tiền vốn góp; đưa vợ cũ 150 triệu đồng để lo cho con chung. Cơ sở kinh doanh chỉ còn một số vật dụng trị giá 150 triệu đồng, là tài sản riêng của ông. Sau khi thỏa thuận bằng văn bản, bị đơn trả đủ lợi nhuận hằng tháng. Mọi việc suôn sẻ trong 2 năm, sau đó nguyên đơn nhận tiền nhưng không chi lại các khoản chi phí. Bên cạnh đó, tình cảnh kinh doanh thua lỗ khiến bị đơn không thể phân chia đủ lợi nhuận.

Ở cấp sơ thẩm, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện. Tòa sơ thẩm xác định số tiền vốn kinh doanh cùng tiền đặt cọc thuê nhà (tổng cộng 330 triệu đồng) là tài sản chung nên buộc bị đơn hoàn trả nguyên đơn 35% lợi nhuận theo thỏa thuận hai bên xác lập, tương đương 115,5 triệu đồng. Hai đương sự đều kháng cáo bản án trên.

Căn cứ hồ sơ, cơ quan xét xử phúc thẩm quyết định hủy toàn bộ bản án, chuyển hồ sơ về xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. HĐXX phúc thẩm phân tích tòa sơ thẩm không có cơ sở vững chắc khi chỉ dựa vào văn bản thỏa thuận giữa hai đương sự rồi chấp nhận nguyên đơn có quyền hưởng 35% giá trị tài sản. Trong khi nguyên đơn lập luận trong bản tự khai rằng số vốn còn lại ở cơ sở kinh doanh là tài sản riêng. Theo nguyên tắc chia tài sản chung, cơ quan chức năng cần định giá mọi tài sản tại thời điểm giải quyết vụ án. Nếu giá trị định giá tài sản quá 6 tháng thì phải tiến hành định giá lại. HĐXX sơ thẩm đã không xem xét tình trạng tài sản tại thời điểm giải quyết vụ án trong quá trình xác định giá trị tài sản. Như vậy, quyết định tòa sơ thẩm đưa ra không bảo đảm quyền lợi các đương sự.

Chia theo "chế độ đã lựa chọn" khi kết hôn

Theo nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản của vợ chồng khi ly hôn được phân chia trước hết theo chế độ tài sản vợ chồng đã lựa chọn trong thời kỳ hôn nhân: Nếu vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do vợ và chồng thỏa thuận; không thể thỏa thuận thì giải quyết theo Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản được áp dụng theo thỏa thuận đó. Trường hợp thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng trong Luật Hôn nhân và gia đình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo