xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điên đầu vì “hàng cột xã hai”

HỒNG NHUNG

Cụm từ “độc, lạ” trên xuất hiện trong giấy tờ mua bán nhà khiến vụ kiện kéo dài, các bên tham gia tố tụng “nhức đầu” khi giải quyết

Từ năm 1964, 2 nhà số 334 và 340 Đoàn Văn Bơ (phường 10, quận 4, TP HCM) chung vách, chung mái ngói, ở giữa có hàng cột gỗ. Hiện căn nhà số 334 do gia đình bà Lương Thị Ánh Băng làm chủ sở hữu; nhà số 340 của gia đình ông Nguyễn Công Danh. Năm 2010, gia đình bà Băng đo vẽ lại diện tích của căn nhà thì phát hiện bị mất 7,2 m2.

Cho mượn cột

Cho rằng phần diện tích đã mất trên bị gia đình ông Danh lấn chiếm, gia đình bà Băng làm đơn kiện ra tòa. Theo bà Băng, nhà bà có diện tích 48 m2, bao gồm cả hàng cột gỗ giữa 2 nhà (theo văn tự mua bán). Năm 1990, gia đình bà xây dựng lại căn nhà, dỡ bỏ hàng cột bên trái, để lại hàng cột bên phải (giữa hai nhà) cho gia đình ông Danh mượn.

“Vì là nhà liên kế, diện tích nhỏ nên nhà ông Danh sẽ sập nếu không có hàng cột chống đỡ” - bà Băng giải thích. Bà yêu cầu gia đình ông Danh trả lại phần đất đã lấn chiếm được tính bằng tiền theo định giá của tòa án.

Tại tòa, ông Danh cũng xác nhận nhà ông và nhà bà Băng trước đây là căn nhà ngói 4 gian, giữa 2 nhà có hàng cột gỗ. Tuy nhiên, từ trước đến nay, hàng cột này thuộc quyền sử dụng chung của cả hai nhà. Ông khẳng định: “Cha mẹ tôi chưa bao giờ yêu cầu gia đình bà Băng cho mượn hàng cột gỗ. Bà Băng không có bằng chứng chứng minh sự việc này là có thật”.

 

img

 

Xét xử sơ thẩm, TAND quận 4 tuyên gia đình bà Băng thắng kiện, kết luận ngôi nhà số 340 đã chiếm dụng 5,1 m2 diện tích của nhà 334; yêu cầu gia đình ông Danh bồi thường cho gia đình bà Băng hơn 300 triệu đồng (bằng giá trị sử dụng 5,1 m2 đất đã chiếm dụng). Ông Danh làm đơn kháng cáo.

Mỗi bên một lý

Ở phiên phúc thẩm do TAND TP HCM xét xử, ông Danh trình bày nhà của bà Băng được xây dựng trước nhà của gia đình ông nên không thể có chuyện gia đình ông chiếm đất. Do giữa 2 căn nhà có hàng cột nên khi xây lại, cha mẹ ông đã để một khoảng hở có diện tích bằng một nửa diện tích của hàng cột cho nhà bà Băng.

Theo luật sư Trần Thị Ngọc Thiện (bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn), “Tờ bán đứt nhà” ngày 2-3-1964 thể hiện rõ chủ nhà trước đó đã bán cho gia đình bà Băng căn nhà có diện tích 48 m2. Văn bản này cũng ghi rõ “hàng cột xã hai” thuộc về gia đình bà Băng: “… nay tôi bằng lòng bán đứt một căn nhà… bề ngoài 3 m, bề vai 6 m, hai hàng cột xã hai…”. Hiện chiều ngang nhà bà Băng bị thu hẹp, trong khi chiều ngang nhà ông Danh lại tăng lên. Đây là căn cứ chứng minh gia đình ông Danh chiếm dụng đất.

Trong khi đó, luật sư Bùi Quang Cảnh (bảo vệ quyền lợi cho bị đơn) lại cho rằng diện tích nhà đất ghi trong “Tờ bán đứt nhà” năm 1964 chỉ mang tính ước lượng, chưa qua đo vẽ. Mặt khác, theo nghĩa tiếng Việt, “xã hai” được hiểu là mỗi bên một nửa. Như vậy, “hàng cột xã hai” ghi trong tất cả các văn bản đều có nghĩa là mỗi nhà được quyền sở hữu một nửa hàng cột. Phần diện tích tăng lên của nhà ông Danh là do gia đình ông cơi nới chỗ khác và đã thông báo với chính quyền địa phương.

HĐXX phúc thẩm nhận định dựa vào “Tờ bán đứt nhà” và các phần diện tích được đo đạc của 2 nhà hoàn toàn có căn cứ để xác định “hàng cột xã hai” thuộc quyền sở hữu của gia đình bà Băng. Do vậy, việc gia đình ông Danh làm công trình trên nền diện tích có hàng cột gỗ là lấn chiếm đất của gia đình bà Băng. Tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm.

 

Viết sai chính tả?

Theo PGS-TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, có thể người viết văn tự bán nhà viết sai chính tả do quen sử dụng từ địa phương hoặc trình độ thấp nên chưa diễn đạt hết ý của người bán. Theo nghĩa tiếng Việt, “xả hai” (không phải “xã hai”) là chia đôi, tức là phần diện tích bán bao gồm 48 m2 và một nửa diện tích của 2 hàng cột (2 hàng cột xả hai). Trường hợp thứ hai, nếu đây là tên một loại cột thì phải xác minh hàng cột nói trên có từ khi nào? Nếu từ trước khi 2 nhà về định cư thì cũng phải chia đôi theo đúng nghĩa của từ và nguyên tắc sở hữu nhà liên kế.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo