xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không chờ cấp kinh phí xong mới xin lỗi, phục hồi danh dự người bị giam oan

Di Lâm

(NLĐO) - Mãi 17 năm sau, cơ quan chức năng tại địa phương mới "nhớ đến" trường hợp bắt, giam oan ông Nguyễn Văn Dũng. Đến năm 2017, VKSND Tối cao xác minh rồi đề nghị VKSND tỉnh Tây Ninh thụ lý, giải quyết bồi thường đối với trường hợp trên

Vừa qua, cơ quan tiến hành tố tụng có thông báo rút kinh nghiệm thông qua công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc bồi thường đối với ông Nguyễn Văn Dũng (SN 1958, ngụ tỉnh Tây Ninh).

Cụ thể, cơ quan thực thi pháp luật các cấp tiến hành rút kinh nghiệm về quá trình xử lý, giải quyết yêu cầu bồi thường tổn thất do bị bắt, giam sai. Khi xảy ra vụ việc có dấu hiệu oan, thủ trưởng đơn vị cần quan tâm xem xét yêu cầu bồi thường với thái độ cầu thị, không đùn đẩy hay né tránh. Đối với yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm đơn vị, người đứng đầu phân công lãnh đạo triển khai xử lý sự việc; đồng thời, ấn định thời gian hoàn thành, tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết. Khi xác định rõ trách nhiệm bồi thường thì cơ quan có thẩm quyền chủ động công khai xin lỗi, phục hồi danh dự cho người bị oan, tôn trọng nguyện vọng chính đáng của họ. Các đơn vị không chờ cấp kinh phí xong mới tiến hành xin lỗi, phục hồi danh dự. Bên cạnh đó, các đơn vị cần làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra oan, sai.

Không chờ cấp kinh phí xong mới xin lỗi, phục hồi danh dự người bị giam oan - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Dũng (giữa) tại buổi xin lỗi công khai. (Ảnh: Vĩnh Phúc)

Năm 2019, VKSND tỉnh Tây Ninh tiến hành công khai xin lỗi và bồi thường cho ông Nguyễn Văn Dũng sau khi tòa án ra phán quyết cuối cùng về vụ ông khởi kiện VKSND Tây Ninh. Theo hồ sơ, ông Dũng nhập ngũ từ năm 1976, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Đến năm 1979, ông về tỉnh Tây Ninh công tác. Khuya 26-7-1979, nhà ông Nguyễn Văn Đơ (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) xảy ra vụ cướp có vũ trang. Sau đó, công an bắt ông Dũng về hành vi cướp tài sản riêng của công dân. Quá trình điều tra không đủ chứng cứ truy tố, cơ quan chức năng xác định ông Dũng không phạm tội "Cướp tài sản riêng của công dân" và trả tự do. Tính đến thời điểm đó, ông đã ở trong trại giam 1.379 ngày (3 năm 9 tháng 14 ngày). Sau khi ra ngoài, ông Nguyễn Văn Dũng yêu cầu đơn vị chủ quản (Sư đoàn bộ binh 317) phục hồi quyền lợi và yêu cầu cơ quan tố tụng có thẩm quyền tại tỉnh Tây Ninh giải quyết quyền lợi do bị bắt, giam oan.

Mãi 17 năm sau, cơ quan chức năng tại địa phương mới "nhớ đến" trường hợp bắt, giam oan ông Dũng bằng công văn có nội dung: "Việc phục hồi quyền lợi cho ông Nguyễn Văn Dũng không thuộc trách nhiệm VKSND tỉnh mà thuộc trách nhiệm đơn vị chủ quản của ông Dũng trước đây. Thời điểm năm 1983, nhà nước chưa ban hành quy định về bồi thường bắt, giam oan, nên lúc bấy giờ cơ quan pháp luật không thể giải quyết vấn đề này". Đến năm 2017, VKSND Tối cao xác minh rồi đề nghị VKSND tỉnh Tây Ninh thụ lý, giải quyết bồi thường đối với trường hợp trên. Cuối năm 2017, VKSND tỉnh Tây Ninh quyết định bồi thường gần 600 triệu đồng. Ông Dũng không chấp nhận, yêu cầu bồi thường gần 10,5 tỉ đồng. Do thương lượng không thành, ông Dũng làm đơn khởi kiện VKSND tỉnh Tây Ninh. Tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm buộc VKS bồi thường cho ông Dũng hơn 615 triệu đồng.

Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, VKSND tỉnh Tây Ninh tổ chức xin lỗi công khai và chi trả số tiền bồi thường cho ông Dũng trong năm 2019.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo