xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ly kỳ vụ "mất tích" 213 container hàng

PHẠM DŨNG

Các bị can đã dùng thủ đoạn tinh vi "phù phép" 213 container hàng cấm nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam với tổng giá trị lên đến 123,7 tỉ đồng

VKSND Tối cao cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Lê Vũ Nam (SN 1973), nguyên công chức Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn (HQCKCSG) khu vực 2; Nguyễn Thanh Cao (SN 1980), nhân viên Công ty VinaLink; Nguyễn Hoàng Ánh (SN 1980, quê Đồng Tháp) cùng 4 đồng phạm về tội "Buôn lậu". Liên quan đến vụ án, 2 bị can Nguyễn Văn Lâm (SN 1973) và Trần Thanh Tùng (SN 1972, cả 2 nguyên là công chức Chi cục HQCKCSG khu vực 1) bị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Lợi dụng lỗ hổng quản lý

Trước đó, Tổng cục Hải quan đã phát hiện vào giữa năm 2015 có 213 container của 53 doanh nghiệp (DN) vận chuyển quá cảnh qua cảng Cát Lái, TP HCM (cửa khẩu nơi đi) để trung chuyển bằng đường bộ, sau đó xuất đi Campuchia (cửa khẩu nơi đến). Tuy nhiên, số container trên đã được DN vận chuyển khỏi cảng Cát Lái nhưng không được đưa đến cửa khẩu xuất theo quy định.

Theo Bộ Công an, mỗi tờ khai hải quan gồm 1 container hàng hóa có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore... được nhập khẩu về cảng Cát Lái, sau đó vận chuyển bằng đường bộ sang Campuchia qua các cửa khẩu Mộc Bài, Hoa Lư và Lệ Thanh.

Toàn bộ 214 tờ khai hàng hóa quá cảnh đã được thông quan, trong đó có 213 container hàng đã được vận chuyển ra khỏi cảng, còn 1 container của Công ty Đông Thanh Hưng bị phát hiện và tạm giữ.

Kết quả điều tra xác định tại Chi cục HQCKCSG khu vực 1 - Cục Hải quan TP HCM không có hồ sơ lưu của 214 tờ khai, không có xác nhận hàng hóa vận chuyển tới đích nghiệp vụ. Các chi cục hải quan nơi vận chuyển hàng hóa đi là hải quan các cửa khẩu Mộc Bài, Hoa Lư và Lệ Thanh đều xác nhận không làm thủ tục hải quan đối với 213 container hàng vận chuyển đi Campuchia. Từ đơn tố cáo, Bộ Công an vào cuộc và đã phát hiện hành vi buôn lậu khá tinh vi, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị can Lê Vũ Nam là công chức hải quan, từ năm 2010 đến cuối năm 2014, Nam được phân công làm việc tại bộ phận thủ tục hàng hóa quá cảnh, tạm nhập - tái xuất thuộc Đội Thủ tục hàng hóa nhập khẩu - Chi cục HQCSGKV1.

Trong quá trình làm việc, Nam phát hiện hệ thống khai báo hải quan điện tử có nhiều bất cập nên đã lợi dụng những sơ hở của thủ tục, móc nối với Nguyễn Thanh Cao, Nguyễn Hoàng Ánh cùng một số đối tượng thực hiện phương thức vận chuyển hàng hóa quá cảnh để nhập khẩu bất hợp pháp hàng hóa từ nước ngoài về tiêu thụ tại Việt Nam.

Ly kỳ vụ mất tích 213 container hàng - Ảnh 1.

Cảng Cát Lái, nơi xảy ra vụ án “phù phép” 213 container hàng cấm nhập khẩu. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thủ đoạn tinh vi

Lê Vũ Nam trực tiếp thỏa thuận với chủ hàng về việc chủ hàng thực hiện thủ tục gửi hàng từ nước ngoài cho đối tác có địa chỉ tại Campuchia nhưng hàng được chuyển về cảng Cát Lái. Khi hàng về thì thông báo cho DN nhận hàng theo chỉ định của Nam và Nam sẽ chịu trách nhiệm đưa hàng ra khỏi cảng. Sau khi vận chuyển hàng đến địa chỉ theo yêu cầu, Nam được trả công từ 130-200 triệu đồng cho mỗi container hàng hóa.

Để mọi hoạt động được trơn tru, Nam chỉ đạo đồng bọn thuê hoặc thành lập DN để đứng tên đơn vị được thông báo nhận hàng, vận chuyển hàng sang Campuchia. Ngoài ra, đồng bọn của Nam còn có trách nhiệm lập hợp đồng vận chuyển quá cảnh, mở tờ khai hải quan điện tử, thuê phương tiện vận chuyển hàng từ cảng về kho của chủ hàng.

Quá trình điều tra đã xác định trong số 214 container đã nhập lậu, tài liệu điều tra xác định có 182 tờ khai ghi trị giá hàng hóa gần 5 triệu USD tương đương số tiền hơn 111,6 tỉ đồng; còn 32 tờ khai hải quan không ghi giá trị hàng hóa của 32 container hàng. Theo kết luận của Bộ Công an, mỗi container nhập vào khai báo là nguyên phụ liệu may mặc, máy đánh ống tự động, dây chuyền đùn nhựa nhưng thực chất là hàng cấm nhập khẩu gồm hàng điện tử, điện lạnh, máy móc đã qua sử dụng. Tổng giá trị hàng hóa mà Lê Vũ Nam cùng đồng bọn đã nhập là 123,7 tỉ đồng.

Nhiều người lọt tội?

Trong quá trình điều tra vụ án, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thành Được, Trương Văn Tuấn, Nguyễn Anh Kiệt (là các cán bộ hải quan) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Tuy nhiên, VKSND Tối cao đã nhiều lần có văn bản yêu cầu (trong đó có việc trả hồ sơ điều tra bổ sung) nhưng Cơ quan CSĐT Bộ công an không bổ sung được tài liệu, chứng cứ xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân của những người này nên VKSND Tối cao ban hành quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can đối với 3 người này.

Trong khoảng thời gian từ tháng 11-2015 đến tháng 2-2016, Nam đã chỉ đạo đàn em chuyển vào tài khoản mang tên Phạm Thùy N. số tiền hơn 6,4 tỉ đồng với nội dung "thanh toán tiền đất" hoặc "trả tiền đất". N. biết rõ đây là nguồn tiền bất hợp pháp nhưng vẫn rút tiền để kinh doanh bất động sản hoặc gửi tiết kiệm nhằm che giấu nguồn gốc số tiền. Tuy nhiên, cáo trạng kết luận chưa đủ căn cứ xử lý N. về tội "Rửa tiền".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo