xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tai nạn chết người từ còi hơi: Có thể xử lý hình sự?

Theo CHI MAI (Tuổi Trẻ)

Không phải lúc nào trên đường người lái xe cũng có thể bấm còi và còi xe cũng phải tuân theo tiêu chuẩn quy định, vừa có tác dụng cảnh báo vừa không gây tiếng ồn khi tham gia giao thông. Đó là quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.

img
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm ngày 14-6 làm chết bé Phương Vy - Ảnh: Sơn Bình
 
Bóp còi gây tai nạn: chịu trách nhiệm hình sự
 
Theo luật sư Trương Xuân Tám - Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc sử dụng còi xe phải tuân theo quy định của pháp luật. Còi xe phải được nhà sản xuất xe đăng ký tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện giao thông. Người lái xe cũng chỉ được sử dụng còi xe trên những đoạn đường, khu vực không bị cấm bấm còi, vào khoảng thời gian được phép sử dụng còi.
 
Liên quan đến trách nhiệm của tài xế xe bồn đã bấm còi và gây ra cái chết thương tâm cho bé Phương Vy vì bị xe bồn cán chết vừa qua, theo luật sư Trương Xuân Tám, cơ quan điều tra cần phải làm rõ việc sử dụng còi xe của tài xế trên là hợp pháp hay không, còi xe có đúng theo quy định, thiết kế ban đầu của nhà sản xuất xe hay chủ xe tự thay bằng loại còi có âm lượng cao.
 
Theo luật sư Tám, vị trí té ngã và vì sao người lái xe không kịp thắng, không kịp tránh nạn nhân cũng cần phải được làm rõ để có căn cứ xử lý trách nhiệm hình sự của tài xế trên. Nếu trường hợp nạn nhân té ngã phía trước xe thì tài xế phải chịu trách nhiệm hình sự vì không làm chủ được tốc độ theo điều 202 Bộ luật hình sự về tội “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
 
Luật sư Tám cũng cho rằng nếu còi xe đúng tiêu chuẩn nhưng tài xế lại bấm còi tại những đoạn đường, khu vực bị cấm bấm còi, vào khoảng thời gian cấm sử dụng còi (từ 22g-5g) cũng phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác. Vì tiếng còi mà người tham gia lưu thông té ngã, gặp tai nạn thiệt hại tài sản thì phải bồi thường, nếu thiệt hại tính mạng, sức khỏe thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chưa từng xử vụ nạn nhân chết vì tiếng còi xe
 
Theo lãnh đạo tòa hình sự TAND TP.HCM, từ trước đến nay TAND TP.HCM chưa từng xét xử hình sự vụ án giao thông nào mà nạn nhân chết vì tiếng còi xe như vụ việc hi hữu vừa xảy ra.
 
Theo quan điểm của một thẩm phán, việc xử lý trách nhiệm hình sự của tài xế bấm còi xe khiến người đi đường giật mình và dẫn đến tai nạn hiện vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý cần giải quyết. Nếu còi xe do nhà sản xuất thiết kế từ trước, xe đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định đủ tiêu chuẩn tham gia giao thông và người lái xe bấm còi không thuộc trường hợp bị cấm sử dụng còi (không phải trên đoạn đường hoặc vào khoảng thời gian cấm bấm còi) thì rất khó xử lý trách nhiệm của người lái xe.
 
 
Mức phạt hành chính còn quá nhẹ
 
Luật sư Trần Công Ly Tao, Đoàn luật sư TP.HCM, phân tích: có việc bấm còi thoải mái, bất chấp quy định cấm bấm còi tại những khu vực cấm (gần bệnh viện, trường học...) hay sử dụng loại còi có tiếng kêu quá to là do mức xử phạt hành chính đối với vi phạm về sử dụng còi hơi, bấm còi tại khu vực cấm hiện còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
 
Theo quy định mới đây trong nghị định 34/2010 về xử lý vi phạm giao thông đường bộ, hành vi bấm còi tại những đoạn đường, khu vực cấm bấm còi chỉ bị phạt 100.000-200.000 đồng, bấm còi liên tục hoặc dùng còi hơi cũng chỉ bị phạt 300.000-500.000 đồng. Mức xử phạt trên đã tăng so với trước đây nhưng vẫn là quá nhẹ, xử phạt như thế nhiều người không sợ.

Ngoài mức xử phạt thấp, theo luật sư Tao, hiệu quả việc kiểm tra phát hiện, xử lý những vi phạm về an toàn giao thông của cơ quan chức năng còn quá thấp. Tình trạng vi phạm về bấm còi, sử dụng còi hơi, còi hụ ầm ĩ còn xảy ra rất nhiều, trong khi số người bị phạt không bao nhiêu.

Không chỉ các loại xe lớn, xe tải sử dụng còi hơi mà hiện còn nhiều xe gắn máy cũng gắn những loại còi với tiếng kêu khủng khiếp, làm giật mình, ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia giao thông.

Tìm nhân chứng vụ tai nạn
 
Chiều 17-6, Cơ quan điều tra Công an Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết đang tích cực tìm kiếm những người trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn sáng 14-6 tại đường Kha Vạn Cân, P.Linh Chiểu (Q.Thủ Đức) giữa một xe bồn và xe gắn máy khiến bé gái 2 tuổi tử vong tại chỗ.
 
Cơ quan điều tra Công an Q.Thủ Đức cho biết khi lực lượng công an có mặt tại hiện trường, nhiều nhân chứng khẳng định nguyên nhân vụ tai nạn là do chiếc xe bồn sử dụng còi có âm lượng quá lớn khiến chị Loan giật mình, phanh gấp nên xe đổ văng mẹ một bên, con một bên và bé Vy bị xe bồn cán lên một phần đầu dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, hầu hết các nhân chứng khi được hỏi kỹ để xác minh tính chính xác thì trả lời... đó là suy luận.
 
Thực tế, các nhân chứng chỉ nghe tiếng kêu của một người phụ nữ, quay qua nhìn thì thấy xe của chị Loan loạng choạng rồi ngã xuống, bé Vy đã bị xe bồn cán qua. Ngay sau vụ tai nạn, Công an Q.Thủ Đức đã đề nghị Viện Khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Công an giám định dấu vết hiện trường và chiếc xe bồn.
 
Hiện cơ quan điều tra vẫn chưa thể lấy lời khai của chị Loan, lời khai của các nhân chứng cũng chưa rõ ràng và chưa có kết luận của Viện Khoa học kỹ thuật hình sự nên chưa thể kết luận nguyên nhân cũng như trách nhiệm của các bên.
 
* Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Mạnh Hùng vừa có văn bản đề nghị Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội tăng cường xử lý đối với hành vi điều khiển xe cơ giới lắp đặt, sử dụng còi trái quy định.
G.MINH - T.PHÙNG
 
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo