xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ra quân xử phạt xe sử dụng còi hơi

Theo Hoàng Tuyết (Pháp Luật TPHCM)

90% các xe bị kiểm tra có gắn còi hơi, còi vượt mức âm thanh cho phép.

Sáng 17-6, Phòng CSGT đường bộ - Công an TP.HCM phối hợp Thanh tra giao thông ra quân kiểm tra, xử phạt xe dùng còi hơi. Qua kiểm tra gần 20 xe trên nhiều tuyến đường nội ô và xa lộ cho thấy tỉ lệ vi phạm là 90%.
 
Gắn còi “khủng” dọa người đi đường
 
Lực lượng kiểm tra đã chặn dừng hai xe tải trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) và phát hiện cả hai đều sử dụng còi hơi. Xe tải biển số 54N-7839 do tài xế Mai Văn Tuấn điều khiển và xe 54T-2582 do Nguyễn Thông Trí cầm lái đều gắn dàn còi hơi ở vị trí ngang tầm với người đi xe máy, khi tiếng còi cất lên khiến ai cũng phải giật mình, hoảng hốt.
 
Việc trang bị, ngụy trang còi hơi của cánh tài xế hoặc chủ xe rất tinh vi. Khi CSGT kiểm tra xe tải biển số 57H-6687 tại giao lộ D1-Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh). Sau một lúc tìm kiếm, CSGT mới tìm thấy hai chiếc còi hơi giấu dưới gầm đầu xe.
 
Trường hợp xe tải biển số 54Z-5843 do tài xế Nguyễn Bá Châu điều khiển cũng gắn còi hơi bên trong gầm xe, chỉ khi Châu chạy ngang qua chốt CSGT lỡ tay bấm còi phát ra âm thanh inh tai nhức óc mới bị phát hiện. Theo lời tài xế Châu, đa số các xe đều gắn còi hơi để người đi xe máy sợ, phải nhường đường.
 
img
Gắn dàn còi “khủng” ngang với tầm nghe để người đi đường phải sợ! Ảnh: H.TUYẾT
 
img
Giấu còi dưới gầm xe để không bị phát hiện. Ảnh: H.TUYẾT
 
img
CSGT kiểm tra âm lượng của còi xe tải và xe buýt. Ảnh: H.TUYẾT
 
Bên cạnh các phương tiện xe tải, xe ben…, các loại xe buýt chạy trong nội ô đều trang bị còi hơi. Sau khi phát hiện xe buýt BS 53N-4052 bấm còi rất to đến chói tai, lực lượng CSGT đã đuổi theo từ đường Ung Văn Khiêm đến Nguyễn Hữu Cảnh. Qua kiểm tra, CSGT xử phạt tài xế Nguyễn Văn Hậu thay đổi còi có âm thanh lớn, không đúng quy chuẩn cho phép.
 
Được biết, xe buýt nếu gắn còi hơi rất khó phát hiện vì dàn khung xe buýt che chắn rất kín, chỉ khi nào bấm còi mới biết là tiếng còi hơi. Ngoài ra, một xe buýt gắn tới hai công tắc vừa còi hơi vừa còi điện, khi bị kiểm tra thì tài xế tắt công tắc còi hơi để qua mặt lực lượng chức năng. Theo số liệu thống kê của Thanh tra Sở GTVT, trong tháng 5-2010 đã xử lý 26 trường hợp xe buýt sử dụng còi sai quy định.
 
Còi đủ loại, giấu mọi nơi
 
Trung úy Lương Bá Trí, tổ chuyên đề Phòng CSGT đường bộ, nhận xét nhiều khu vực trong nội ô, những con đường nhỏ ở khu dân cư, tiếng còi hơi phát ra rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người đi xe máy và người dân xung quanh.
 
Để chứng tỏ “không đụng hàng”, nhiều xe gắn một dàn hai còi hơi rất “khủng”. Cụ thể như chiếc xe 60M-1988 của DNTN Tân Tân Thành khi chặn dừng gần cầu Sài Gòn vào trưa 17-6 có gắn đến bốn chiếc còi hơi.
 
Hiện nay để mua, gắn một dàn còi hơi là quá dễ. Tại TP.HCM có rất nhiều khu vực bán mọi loại còi với đủ loại âm thanh đạt ngưỡng 120-250 dB, vượt quá mức cho phép.
 
Tại khu vực ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), đường An Dương Vương, Tân Thành (quận 5), Ký Con (quận 1)..., người kinh doanh còi “khủng” cho biết có thể chế ra đủ loại âm thanh, thậm chí nghe như còi cứu hỏa, cứu thương, cảnh sát…
 
Liên quan đến vụ việc cháu bé hai tuổi chết thảm vì tiếng còi xe bồn như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin. Ngày 17-6, Đội Điều tra tổng hợp Công an quận Thủ Đức cho biết đã đem chiếc còi của xe bồn gây tai nạn đi giám định để xác định có phải là còi hơi hay không.
 
Mức phạt chưa đủ sức răn đe
 
Theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, quy định mức phạt 300.000-500.000 đồng đối với hành vi bấm còi có âm lượng lớn, bấm còi hơi trong đô thị, trong khu dân cư.
 
Do mức phạt quá nhẹ, không đủ sức răn đe, không đủ tuyên truyền mức độ nguy hiểm nên chủ xe, tài xế vẫn xem thường, không thực hiện. Chưa kể lực lượng xử phạt chưa được trang bị thiết bị đo âm thanh, do đó chủ yếu dùng mắt và nghe bằng tai để phân biệt là chính.
 
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, âm lượng còi xe của các phương tiện khi tham gia giao thông dao động 90-115 dB. Trên thực tế, các phương tiện gắn thêm các loại còi có ngưỡng âm thanh cao hơn rất nhiều, thậm chí lên đến 250 dB (hơn gấp đôi mức tối đa cho phép).
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo