xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phó Cục trưởng C03: Chống lãng phí với phương châm "xử lý 1 vụ cảnh tỉnh cả vùng"

Thùy Linh

(NLĐO) - Kịp thời phát hiện và điều tra làm rõ các vụ việc gây lãng phí, với phương châm "xử lý 1 vụ cảnh tỉnh cả vùng"

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, Phó Cục trưởng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an, nhấn mạnh như vậy khi tham luận tại Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển" diễn ra tại Hà Nội, sáng 23-12.

Phó Cục trưởng C03: Chống lãng phí với phương châm "xử lý 1 vụ cảnh tỉnh cả vùng"- Ảnh 1.

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, Phó Cục trưởng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn đã chỉ ra nhiều dấu hiệu, vi phạm về lãng phí như: Lãng phí trong công tác quản lý tài chính, ngân sách; lãng phí trong công tác đầu tư, xây dựng; Lãng phí trong công tác quản lý tài nguyên, đất đai, các loại khoáng sản; lãng phí trong công tác tổ chức, đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn lực con người, với các biểu hiện chính; lãng phí trong phát huy các nguồn lực xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lãng phí nêu trên là do ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng kỷ luật, kỷ cương của một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân chưa cao; năng lực quản lý, điều hành yếu kém.

Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tuy đã có quy định, song chưa đồng bộ còn bất cập, sơ hở, thiếu chặt chẽ bị các đối tượng lợi dụng.

Hiệu quả thực thi các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí còn hạn chế; việc xử lý trách nhiệm của tổ chức và cá nhân để xảy ra lãng phí chưa nghiêm.

Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của các cơ quan chức năng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước chưa thường xuyên liên tục, thiếu triệt để.

Phó Cục trưởng C03 đã kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí như cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (trọng tâm là Điều 31, 32, 40 và 54 trong Quy định số 69, ngày 6-7-2022 của Bộ Chính trị).

Cùng với đó, rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội dễ nảy sinh lãng phí.

"Kịp thời phát hiện các hành vi, vụ việc gây lãng phí để điều tra làm rõ, với phương châm "xử lý 1 vụ cảnh tỉnh cả vùng", thu hồi triệt để tài sản bị lãng phí, thất thoát cho Nhà nước" - Phó Cục trưởng C03 nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin ngành công thương chiếm tỉ trọng rất lớn của nền kinh tế. Nếu ngành công thương làm tốt nhiệm vụ tiết kiệm, chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực khơi thông cho phát triển kinh tế đất nước.

Hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

"Năm 2024, Bộ cũng đã chủ động, quyết liệt "tinh, gọn, mạnh" bộ máy theo tinh thần tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất tinh giản gần 18% số đầu mối đơn vị thuộc Bộ và tinh gọn mạnh bộ máy hoạt động từ bên trong" - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo