. Phóng viên: Thưa ông, trước tình trạng thuốc giả, thuốc nhập lậu tràn lan, những việc gì cần làm trước mắt để bảo vệ sức khỏe người dân?
- Tiến sĩ Cao Minh Quang: Biện pháp quan trọng là phải tuyên truyền cho các cơ sở kinh doanh, buôn bán dược phẩm để họ có thể nhận biết và kiên quyết không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc. Cũng phải nhấn mạnh rằng, trách nhiệm của người bán thuốc rất lớn, ngay từ khâu bán lẻ họ cũng phải biết những thông tin về thuốc giả, thuốc lậu đang có trên thị trường. Trong trường hợp bán thuốc giả, thuốc lậu cho người tiêu dùng, người bán có thể sẽ bị rút giấy phép kinh doanh, đình chỉ hành nghề và bị xử phạt rất nặng.
. Còn thuốc nhái cũng được xem là thuốc giả, nhưng hiện nay vẫn tràn ngập thị trường?
- Thuốc nhái được xem là “đạo tặc” của ngành công nghiệp dược. Các cơ quan chức năng cũng thừa nhận chưa có biện pháp nào khả thi để hạn chế vấn nạn này.
. Thế còn trách nhiệm của Cục Quản lý dược?
. Ý ông nói là các thuốc bị làm nhái không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho mặt hàng của mình?
- Đúng vậy.
. Hiện nay thuốc giả, thuốc nhái, nhập lậu tràn ngập thị trường dược phẩm, đặc biệt ở Hà Nội và TPHCM. Ngành sẽ đề xuất gì để giải quyết vấn đề này?
- Thông thường, khi phát hiện thuốc giả, nhập lậu, cơ quan quản lý phối hợp với các cơ quan liên ngành như công an, quản lý thị trường... kiểm tra, xử phạt; Cục Quản lý dược thường ra quyết định thu hồi. Tuy nhiên, việc làm này không khả thi, không mang lại hiệu quả triệt để. Hiện Cục Quản lý dược đã báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế và làm tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề án lập một ban phòng chống thuốc giả, thuốc nhập lậu gồm: hải quan, công an kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra của các sở ngành liên quan, Cục Quản lý dược và những doanh nghiệp có nhiều mặt hàng bị nhái. Trong thời điểm này, các cơ quan “không ai chịu ai”, chưa ai đủ tầm để có thể chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện. Do đó, phải cần đến sự phân công của Chính phủ để có một cơ quan chịu trách nhiệm chính trong chuyện này.
Thạc sĩ Đào Minh Đức- Trưởng Phòng Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM: Nơi bị làm giả có quyền khiếu kiện nếu thiệt hại Khi cấp phép cho sản xuất, lưu hành một loại thuốc nào đó, Cục Quản lý dược chỉ kiểm tra phẩm chất. Việc quản lý nhãn hàng hóa thuộc ngành thương mại. Một sản phẩm đã đăng ký độc quyền ở nước đang lưu hành sản phẩm đó, nếu có những loại sản phẩm giống về mẫu mã bao bì, tên, nơi sản xuất thì sản phẩm này được coi là hàng giả. Còn những loại thuốc tương tự nhau về mẫu mã bao bì, hình dáng, tên thuốc... dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng nhưng chưa đăng ký độc quyền thì có thể coi là xâm phạm nhãn hiệu. Lúc này, nơi bị làm giả có quyền khiếu kiện. M.Dung ghi |
Bình luận (0)