Chủ Nhật, 22/12/2024
xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại Nghĩa – Phi Phụng "hành hạ" khán giả

Tin - ảnh: Thanh Hiệp

(NLĐO) - "Tía ơi… má dzìa" của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, đạo diễn Vũ Minh vẫn đang là vở kịch ăn khách tại sân khấu số 7 Trần Cao Vân - TPHCM. Với tài "chọc cười" của mình, Đại Nghĩa và Phi Phụng làm khán giả mệt lả vì cười.

Trong vở diễn, Tám Diệu (NS Phi Phụng) và Sáu Lôi (Đại Nghĩa) luôn mang đến tiếng cười mỗi khi xuất hiện. Cả hai tung hứng thật duyên dáng, kẻ quăng, người bắt khiến khán giả say sưa theo dõi. 
                                                        
img
Ba Lôi - NS Đại Nghĩa và Tám Diệu - NS Phi Phụng luôn mâu thuẫn nhau nhưng không thể thiếu nhau    
               
img
Kiểu ngồi của nông dân Nam Bộ của Ba Lôi làm ông Tư đờn kìm bực tức
                                  
Không gian kịch thấm đẫm chất Nam Bộ với cầu khỉ, bờ đê và đờn kìm.... Ở đó, nhân vật ông Tư đờn kìm do NSƯT Thành Lộc diễn luôn nhớ thương sâu lắng về một người vợ hứa sẽ quay về sau khi lên Sài Gòn thăm cha mẹ rồi bặt tăm.
                                                                                                                                                             
Ông Tư trong suốt 10 năm nhớ thương vợ và tin rằng bà không chết như lời đồn đãi về một chuyến phà bị chìm. Ngày bà theo ông làm vợ, cha mẹ bà không đồng ý, ở với nhau được 2 mặt con thì bà được tin mẹ bệnh nặng phải về gấp. Khi khăn gói ra đi bà hứa sẽ quay về nhưng rồi tiếng đờn kìm cứ nặng trĩu nỗi lòng mong nhớ của ông Tư.
                      
img
Ba Lôi chạm mặt bà sui của ông Tư đờn kìm và ..."vô cùng ấn tượng"
 
img
Nhờ anh trai ngăn cản, buộc phải xin lỗi ông Tư và hàn gắn mối tình sui gia sau thời gian dài mẹ của Mộc
kịch liệt phản đối                     
img
NS Đại Nghĩa và Phi Phụng múa tuồng cổ Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài
               
Ngày Tươi (NS Xuân Thùy) - cô con gái đầu của ông Tư - giới thiệu bạn trai đó là thầy giáo Mộc (NS Thanh Bình), cũng là ngày ông Tư hiểu hơn nữa sự đắng cay của người đời khi tính cách dân thành thị khinh bỉ nhà quê, miệt vườn, không môn đăng hậu đối.
                                                                                                                                    
Bà mẹ khước từ chuyện cưới xin, Mộc sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang ở Sài Gòn tình nguyện về cù lao dạy học và chờ đợi Tươi. Một bên chồng đợi vợ, còn một bên con gái đợi ngày cưới. Sự mỏi mòn trông đợi của hai cha con ông Tư trong ngôi nhà thiếu vắng tiếng cười, đã làm cho những người chòm xóm thân thiết như bà Tám Diệu, ông Sáu Lôi càng thêm sốt ruột.
                                                                                                                                                         
img
 NS Hoàng Trinh làm khán giả khóc khi bà quay về tìm lại chồng và hai con sau thời gian bị gia đình ép buộc
ra nước ngoài sinh sống          
 
img
Ba Lôi chèo thuyền đưa Tám Diệu về bến mơ hạnh phúc
    
Không để cha mãi vì lòng tự ái mà chẳng chịu đi tìm tông tích của mẹ, Tươi và Lộc cầu xin một lần được lên Sài Gòn truy tìm thông tin về bà Tư. Một cuộc phiêu du lên Sài Gòn của bộ ba: Tư đờn kìm, Ba Lôi và Tám Diệu lại đụng phải cuộc chạm trán với mẹ của Mộc. May mà có người cậu từ Mỹ về can thiệp, phân đen trắng, sai trái để tạ lỗi với ông Tư, Mộc mới thoát nạn và hy vọng ngày được cưới Tươi làm vợ....
         
Xem Phi Phụng và Đại Nghĩa diễn khán giả thích thú vì sự ăn rơ, hợp ý. Trong những nhấn nhá tạo tiếng cười, cả hai đã làm cho tính cách nhân vật phong phú hơn. Dù là vai phụ nhưng rời khán phòng, khán giả luôn nhớ về họ.
                                             
Vai ông Tư đờn kìm của NSƯT Thành Lộc đã thuyết phục khán giả, nhất là lớp độc diễn ôm ấp chiếc áo cưới mà ông may tặng bà nhưng 10 năm rồi chưa mang hơi ấm của người cả đời ông thương nhớ. Anh đã làm chủ sân khấu với tính cách khi thì gia trưởng khó khăn, lúc thì mềm yếu, nhường nhịn.
      
img
NSƯT Thành Lộc thể hiện nhiều trạng thái tâm lý khác nhau trong vai diễn ông Tư đờn kìm
                                          
img
Ông Tư chèo đò giữ lại bà Tư, cả hai đã mặc áo cưới sau 10 năm chờ đợi

Xem vở Tía ơi…má dzìa để thấy yêu cốt cách người Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài. Ta càng thấm thía hơn sự quý trọng đạo lý, truyền thống mà đâu đó trong cuộc sống hôm nay, một số người không còn nâng niu, gìn giữ.
             
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo