xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà hát… không nhà!

Huy Nguyên

Mấy trăm nghệ sĩ của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM vẫn đang hoạt động trong điều kiện mọi thứ rất tạm bợ và chưa biết sự tạm bợ này còn kéo dài đến bao lâu

Đã 12 năm, kể từ ngày Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM ra thông báo về quy hoạch phát triển cơ sở vật chất ngành văn hóa thông tin đến năm 2010, trong đó có việc xây dựng nhà hát cho Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM nhưng nhà hát vẫn chẳng thấy đâu. Mấy trăm nghệ sĩ của nhà hát này vẫn đang hoạt động trong điều kiện mọi thứ tạm bợ và chưa biết sự tạm bợ này còn kéo dài đến bao lâu.

 
Nhắm xây đâu cũng lắc đầu
 
Trong thông báo số 811, ngày 29-4-1999, Thường vụ Thành ủy TPHCM đã quyết định “chuyển trụ sở Công ty Xổ số kiến thiết (23 Lê Duẩn, quận 1) thành Nhà hát Giao hưởng - Vũ kịch TP”, bố trí một cơ sở khác có vị trí và quy mô tương xứng trên đường Trần Hưng Đạo để làm trụ sở Công ty Xổ số kiến thiết TPHCM và giao cho UBND TPHCM thực hiện. 
 
UBND TPHCM cũng đã ra quyết định thu hồi nhà, đất số 23 Lê Duẩn, quận 1 để bàn giao cho Sở Văn hóa - Thông tin TPHCM (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) để đầu tư sửa chữa, bố trí sử dụng cho Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM làm trụ sở và hoạt động biểu diễn. 
 
Không ít cuộc họp đã diễn ra và không ít văn bản đã ban hành, cuối cùng địa chỉ 23 Lê Duẩn, với diện tích 3.300 m2, được hai công ty Đức chuyên xây dựng các công trình nhà hát hiện đại trên thế giới khảo sát và lên bản vẽ thiết kế chi tiết, đã không còn thấy nhắc tới trong những văn bản sau đó của UBND TPHCM, mà thay vào đó là địa điểm mới: Công viên 23-9, có diện tích khoảng 12.000 m2.
 
 
img
Chương trình hòa nhạc Ký ức Đồng Khởi của các nghệ sĩ Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM (ảnh do nhà hát cung cấp)


Vị trí này, theo UBND TPHCM, đáp ứng được các yêu cầu về diện tích xây dựng, thuận lợi về giao thông công cộng, gắn với quảng trường và công viên, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tầm nhìn phù hợp với vị trí của một công trình kiến trúc tiêu biểu của TP và có thể triển khai xây dựng ngay. Tuy nhiên, nhiều năm qua, quyết định này cũng chỉ tồn tại trên giấy.
 

Không thu hút được nhân tài

Theo ông Trần Vương Thạch, nhà hát chủ trương không kêu than nữa mà tập trung làm chuyên môn thật tốt trong điều kiện có thể. Nhưng điều ông lo lắng nhất là không thu hút được nhân tài đầu quân cho nhà hát. Nhiều tài năng trong lĩnh vực này, kể cả những sinh viên trở về sau những năm du học ở các nước rất muốn đầu quân vào Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM nhưng nhìn thấy cơ sở vật chất tệ hại của nhà hát như hiện nay ai cũng ngại. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nhà hát trong tương lai.

Mới đây, UBND TPHCM lại chỉ đạo cho Sở VH-TT-DL TPHCM lập đề án mới trình UBND TP chuyển địa điểm xây dựng nhà hát sang Thủ Thiêm, quận 2-TPHCM. Theo đó, kế hoạch xây dựng nhà hát tại Công viên 23-9 bị hủy bỏ. Lý do không thể xây dựng nhà hát ở đây là vì đụng phải một số dự án công trình giao thông trọng điểm của TP đang được triển khai. 
 
Chờ đến bao giờ?
 
Phương án chọn khu đô thị mới Thủ Thiêm xây nhà hát có quy mô tầm cỡ trong khu vực là đúng đắn và thích hợp. Nhưng liệu còn phải chờ đến bao lâu nữa công trình nhà hát này mới thành hiện thực?. Tuy vậy, theo phương án của Sở VH-TT-DL TPHCM, nhà hát này không dành riêng cho giao hưởng nhạc vũ kịch mà đó là một công trình nhà hát mang tính tổng hợp phục vụ nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn khác nữa.
 
Hiện nay, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM gần như không có nhà, ngoài một văn phòng tạm bợ tại rạp chiếu bóng Khải Hoàn cũ (212 Nguyễn Trãi, quận 1), quá chật chội và đã xuống cấp nghiêm trọng từ hàng chục năm nay, lại đang trong quy hoạch giải tỏa. Sàn tập cho nghệ sĩ được cải tạo từ một phần của rạp chiếu bóng Thanh Vân cũ kỹ không đủ để tập luyện cho nhiều bộ môn của nhà hát. Số nhạc cụ, trị giá hàng trăm ngàn  đô-la nhập về để phục vụ đồng bộ cho dự án xây nhà hát ở số 23 Lê Duẩn phải đưa vào kho xây dựng tạm ở rạp Thanh Vân.
 
Điều kiện bảo quản số nhạc cụ quý này, theo ông Trần Vương Thạch,  giám đốc nhà hát, là bảo đảm tiêu chuẩn và đang bảo quản tốt nhưng về lâu dài thì ông chưa biết như thế nào.
 
Không có nhà hát nên hiện nghệ sĩ của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM chỉ được diễn mỗi tháng 2 đêm tại Nhà hát TP.
 
Cơ sở vật chất thiếu thốn như vậy thì việc dàn dựng một chương trình biểu diễn tầm cỡ là hết sức khó khăn. Ông Thạch cho biết Nhà hát TP chỉ cho tập đúng một ngày trước đêm diễn ra chương trình. Điều kiện như vậy không thể nào làm nghệ thuật được, nhất là những nghệ thuật đòi hỏi sự dàn dựng tập luyện trên sân khấu thực tế là rất cao và dày công.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo