xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hát bội chưa biết về đâu

Thanh Hiệp

Mất rạp, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM không biết sẽ đi về đâu. Đời sống nghệ sĩ đã khó khăn càng khó khăn thêm

Đoàn Hát bội TPHCM được thành lập từ năm 1977, sau này được nâng lên thành Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM. Gần 34 năm tồn tại trong khó khăn nay lại nhận được một quyết định như sét đánh ngang tai: “Dời đô” nhưng... không biết đi đâu!
 
img
Nghệ sĩ hát bội TPHCM giờ chỉ còn kiếm sống ở các đình, miễu trong mùa hát chầu. Ảnh: C.T.V
 
“Nhà hát” - Gọi cho oách
 
Gọi “Nhà hát” cho oách chứ thực chất đơn vị này chưa được đầu tư gì cho xứng tầm một nhà hát. Rạp Long Phụng (số 234 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1 - TPHCM), nơi Đoàn Hát bội TPHCM được giao tiếp quản và sử dụng tổ chức biểu diễn  từ năm 1977 đến nay, vẫn là một rạp hát cũ được xây dựng khá lâu đời.
 
Từ rạp Long Phụng này, nhiều thế hệ tài danh của nghệ thuật hát bội Sài Gòn - TPHCM đã tỏa sáng và truyền nghề cho các thế hệ nghệ sĩ trẻ: NSND Thành Tôn, Ba Út, Năm Đồ, Đinh Bằng Phi… đến thế hệ kế thừa sau này: NSƯT Ngọc Dung, Kim Thanh, Ngọc Khanh, Ngọc Nga, Xuân Quang…
 
Từ Đoàn Hát bội TPHCM bỗng một ngày có quyết định trở thành Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM, đúng tầm với một TP được xem là trung tâm văn hóa của cả nước. Niềm vui mừng chưa trọn, nỗi lo đã ập đến với lãnh đạo cũng như anh chị em nghệ sĩ của nhà hát này. Một nhà hát không chỉ phát triển tổ chức biểu diễn mà còn mang thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ khác, trong đó quan trọng nhất là đào tạo đội ngũ để tính kế phát triển lâu dài cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này.
 
Từ năm 1990, hát bội rơi vào tình cảnh khó khăn, vắng khán giả, rạp hát xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1998, được sự chấp thuận của Sở VHTT TPHCM nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) TPHCM, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM đã liên doanh với Công ty TNHH Dịch vụ, Thương mại, Xây dựng Ánh Dương thành lập Trung tâm Văn hóa Long Phụng.
 
Rạp Long Phụng được cải tạo và trở thành địa chỉ biểu diễn kịch (có sự góp vốn của Sân khấu IDECAF), ca nhạc (Phòng trà ATB của ca sĩ Ánh Tuyết), hát bội… một thời gian dài. Ngoài biểu diễn, nơi đây còn là địa điểm tập luyện của nghệ sĩ, trụ sở của nhà hát.
 
Kiếm sống tạm bợ ở đình, miễu
 

Tôi sắp về hưu rồi, chỉ thương các diễn viên trẻ, sự tâm huyết của các em cứ liên tục bị thử thách, đáng sợ nhất là sự nản chí làm thui chột lòng yêu nghề của các em.

NSƯT Kim Thanh

Từ năm 2007, do rạp Long Phụng xuống cấp trầm trọng, đơn vị liên doanh đã ngưng hợp đồng, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM cũng không thể tổ chức biểu diễn thường xuyên, phải kiếm sống tạm bợ ở các đình, miễu trong mùa hát chầu Kỳ Yên hằng năm.
 
Ngày 10-11-2010, Ban lãnh đạo Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM đã nhận được quyết định của  UBND TPHCM về việc thu hồi rạp Long Phụng giao cho Trung tâm Phát triển quỹ nhà đất TPHCM bán đấu giá.
 
Bức xúc trước thông tin này, các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM đã kiến nghị với Sở VH-TT-DL TPHCM yêu cầu giữ lại rạp Long Phụng.
 
Đạo diễn Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TPHCM, cho biết: “Trước tâm tư và nguyện vọng của tập thể Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM, sở đã có văn bản xin hoãn việc chuyển giao rạp Long Phụng cho Trung tâm Phát triển quỹ nhà đất TPHCM, để anh em nghệ sĩ có nơi tập trung làm nghề trong giai đoạn Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM đang chuẩn bị dàn dựng tác phẩm Trảm Trịnh Ân tham dự Liên hoan Sân khấu Tuồng toàn quốc 2011 tại Bình Định”.
 
Theo ông Trần Tuấn Anh,  Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TPHCM, theo nghị định của Chính phủ về việc quy hoạch, sáp nhập các đơn vị nghệ thuật quốc doanh, trong tương lai, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang sẽ được bố trí cùng hoạt động tại Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật Hưng Đạo khi trung tâm này xây xong.
 
Như vậy, trong thời gian chờ trung tâm này xây xong, sau Liên hoan Sân khấu Tuồng toàn quốc 2011, 60 CBCNV, nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM sẽ phải chờ mà chưa biết đến bao giờ được về ngôi nhà mới này. Trước mắt, họ vẫn phải kiếm sống tạm bợ ở các miễu, đình, chùa...
 
Theo chỉ tiêu của Sở VH-TT-DL TPHCM, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM sẽ biểu diễn mỗi tháng một suất tại Nhà hát TP nhưng 2 năm qua, hoạt động này đã ngưng vì Nhà hát TP không tiếp tục hỗ trợ giá cho thuê “hữu nghị”, mỗi suất diễn hát bội phải chi trả số tiền thuê từ 10 đến 15 triệu đồng.
 
Ông Nguyễn Anh Kiệt,  Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM, cho biết: “Với số tiền thuê rạp như thế, đối với chúng tôi là quá cao, không thể tổ chức biểu diễn tại Nhà hát TP. Đời sống anh em nghệ sĩ hát bội hiện rất bấp bênh, chỉ kiếm sống ở đình, miễu và chưa thật sự ổn định”.

Nỗi lo thiếu đội ngũ kế thừa

 
Ông Nguyễn Anh Kiệt tâm tư: Hiện nay, sau khóa tập huấn diễn viên trẻ của nhà hát, gồm 14 em, những gương mặt trẻ đầy triển vọng có tâm huyết theo nghề này, liệu có còn theo nghề được không khi đứng trước tình cảnh không biết sẽ biểu diễn ở đâu, sinh sống với nghề bằng cách nào.
 
Chẳng lẽ chúng ta cứ để các em chờ mong đến mùa hát chầu ở các địa phương mới có cơ hội biểu diễn nhưng chỉ diễn trên những sàn diễn không chuyên nghiệp này?
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo