Thành Long trong một pha hành động trong phim Chinese Zodiac (12 con giáp)
Thành Long tiếp lời: “Sáu tháng nữa tôi sẽ tròn 60 tuổi, tùy theo tình hình cơ thể, tôi sẽ cân nhắc xem có thể tiếp tục với phim hành động trong bao lâu nữa. Sau 50 năm đóng phim, bây giờ cơ thể tôi thường đau, mệt mỏi và không linh hoạt như trước đây”.
Bước vào tuổi xế chiều của sự nghiệp, Thành Long lo lắng rằng cách chọn diễn viên (casting) của Hollywood sẽ khiến ông phải bắt đầu dùng diễn viên đóng thế cho những cảnh hành động nguy hiểm, vì các hãng phim Hollywood sẽ không bao giờ mời ông vào những vai diễn dạng chính kịch.
Thành Long trong buổi quảng bá cho phim Chinese Zodiac ở Mỹ hôm 16-10. Ảnh: Reuters
“Tôi thật sự hy vọng một ngày nào đó ở Hollywood, một nhà sản xuất hay đạo diễn nào đó sẽ thuê tôi chỉ để đóng phim chính kịch thôi. Tôi sẽ rất cảm kích”-tài tử này bộc bạch. Tuy vậy, ông lại tin rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Ông giải thích: “Tại sao ư? Vì khán giả không quen với hình ảnh một Thành Long đóng chính kịch”.
Nhưng thật ra, Thành Long đã có thể thêm một vai diễn chính kịch vào danh sách các phim từng tham gia với vai diễn trong phim 1911 – tác phẩm điện ảnh nói về cuộc Cách mạng Tân hợi lịch sử ở Trung Quốc.
Tạo hình già nua của Thành Long trong phim 1911
Nhìn lại những cơ hội trước đây, Thành Long không khỏi nuối tiếc lần từ chối lời mời tham gia bộ phim Interpreter (2005) và lỡ mất cơ hội diễn xuất cạnh Nicole Kidman vì không tự tin vào khả năng nói tiếng Anh của mình. Ông kể rằng quản lý của ông lúc đó cho rằng vai diễn rất hay nhưng lại có quá nhiều lời thoại phức tạp. Dù thừa nhận vai diễn khó nhưng Thành Long vẫn cảm thấy hối hận vì đã để lỡ mất một cơ hội làm việc cùng “thiên nga nước Úc” và đánh bóng hơn nữa tên tuổi và sự nghiệp của mình.
Thành Long kết luận: “Tôi đã nhìn thấy rất nhiều ngôi sao hành động đến rồi đi, nổi tiếng rồi lại biến mất. Những ngôi sao hành động không thể trụ lâu với dạng vai của mình, khác với những ngôi sao chính kịch thực thụ như Robert De Niro hay Dustin Hoffman”.
Hậu duệ Tể tướng kiệt xuất nhà Đường
Gần đây báo chí Trung Quốc đưa tin Cục lưu trữ thành phố Vu Hồ thuộc tỉnh An Huy- Trung Quốc vừa tìm thấy một bộ gia phả dòng họ Phòng cho thấy Thành Long chính là hậu duệ của Phòng Huyền Linh (579-648), vị Tể tướng nổi danh dưới thời vua Đường Thái Tông. Ông còn được gọi là Lương Văn Chiêu - chủ biên của Tấn thư - một trong 24 bộ sách lịch sử của Trung Quốc. Thành Long cũng chỉ mới biết về gia thế hiển hách của dòng tộc mình sau khi được xem gia phả.
Thành Long là hậu duệ của Tể tướng Phòng Huyền Linh Tổ tiên dòng họ Phòng vốn cư trú ở vùng Sơn Đông, qua nhiều lần di cư thì đến đời nhà Minh đã định cư ở tỉnh An Huy- Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ gia phả được hoàn thiện vào khoảng năm 1803 và được tu sửa bổ sung vào năm 1992. Trong gia phả, Thành Long và con trai được ghi tên là Phòng Sĩ Long và Phòng Tổ Danh. Trên thực tế, dù tên khai sinh của Thành Long là Trần Cảng Sinh nhưng ông đã đổi tên tiếng Hoa của mình thành Phòng Sĩ Long vào đầu thập niên 1990 do cha ông vốn mang họ Phòng.
Những ghi chép trong gia phả chứng minh gốc rễ tổ tiên của Thành Long |
Bình luận (0)